Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quy định Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra
Theo quy định tại điều 600 Bộ luật dân sự năm 2015:
Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Bình luận:
Cũng giống như quy định về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra tại Điều 597 Bộ luật này, quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công học nghề gây ra cũng là một trong những quy định thể hiện rất rõ nguyên tắc bồi thường kịp thòi. Không cần quan tâm người làm công, người học nghề có lỗi hay không có lỗi trong việc gây thiệt hại, cá nhân, pháp nhân sử dụng người làm công học nghề phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Thực tế, có thể người làm công, người học nghề có lỗi trong việc thực hiện công việc được giao gây ra thiệt hại cho người khác. Tuy nhiên, nếu buộc người làm công, người học nghề phải bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại sẽ không đảm bảo nguyên tắc bồi thường kịp thời. Bởi vì thực tế, khả năng bồi thường của người làm công, học nghề gây ra là rất thấp. trong khi đó cá nhân, pháp nhân sử dụng người làm công, học nghề là những chủ thể có khả năng bồi thường cho người bị thiệt hại hơn, đặc biệt là đối với pháp nhân. Hơn nữa, người làm công, người học nghề gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc được giao tức là họ đang thực hiện công việc theo yêu cầu, sự chỉ đạo của cá nhân, pháp nhân và công việc đó là một trong những hoạt động đem lại lợi ích cho cá nhân, pháp nhân sử dụng người làm công, học nghề.
Khi áp dụng quy định này vào trong thực tế, cần phải phân biệt khái niệm người làm công với người làm dịch vụ. Người làm công là người thực hiện công việc được giao theo sự chỉ đạo, sắp xếp, sự phân công của cá nhân, pháp nhân. Tức là bản thân người làm công không có sự độc lập trong việc tổ chức thực hiện hoạt động của cá nhân, pháp nhân sử dụng người làm công. Người làm dịch vụ là những người thực hiện công việc theo thỏa thuận với cá nhân, pháp nhân và họ là người độc lập trong việc tổ chức thực hiện công việc.
So với BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 đã bỏ cụm từ “và các chủ thế khác” khi xác định người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người làm cồn, người học nghề hây ra. Điều này cho thấy BLDS chỉ điều chỉnh vấn đề bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề của cá nhân, pháp nhân. Đối với các trường hợp người làm công. Người học nghề do các chủ thể khác sử dụng mà gây thiệt hại thì không áp dụng quy định này, nhưng rõ ràng cũng không có quy định nào phù hợp để áp dụng đối với các trường hợp này.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí