Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra theo Bộ luật dân sự. Khi cây cối gây thiêt hại, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường có thể là chủ sở hữu hoặc là người chiếm hữu, người được giao quản lý cây cối.

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra theo Bộ luật dân sự


Theo quy định tại điều 604 Bộ luật dân sự năm 2015:

“Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra”.


 

Bình luận:

Khi cây cối gây thiêt hại, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường có thể là chủ sở hữu hoặc là người chiếm hữu, người được giao quản lý cây cối. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về trách nhiệm của chủ sở hữu đang trực tiếp quản lý, sử dụng cây cối mà cây cối gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, chủ sở hữu đã chuyển giao cho người khác quản lý cây cối thì chủ sở hữu vẫn phải bồi thường cho người bị thiệt hại, nếu giữa chủ sở hữu và người được giao quyền quản lý cây cối có thỏa thuận. Pháp luật Việt Nam không đưa ra một nguyên tắc cụ thể nào cho việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu cây cối. Tuy nhiên, nghiên cứu các quy định pháp luật có liên quan, có thể thấy trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu cây cối dựa trên một số nguyên tắc như: (i) Nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu. Theo nguyên tắc này, chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi đối với tài sản của mình, nhưng khi tài sản gây thiệt hại thì phải bồi thường; (ii) Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự. theo nguyên tắc này, nếu chủ sở hữu cây côi không thực hiện nghĩa vụ phát rễ, tỉa cành, chặt hạ cây có nguy cơ đổ, gẫy,… theo quy định tại khoản 2 Điều 175 và khoản 1 Điều 177 BLDS năm 2015 mà cây cối gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường; (iii) Nguyên tăc thỏa thuận, tức là giữa chủ sở hữu cây cối và người được giao quản lý cây cối có thể thỏa thuận về việc chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra kể cả trong trường hợp cây cối đang do người đó quản lý.

Thứ hai, về trách nhiệm của người chiếm hữu, người được giao quản lý:

Đây là hai loại chủ thể mới được bổ sung vào Điều 604 BLDS năm 2015. Như đã phân tích ở trên, đây là sự thay đổi phù hợp với thực tế và phù hợp với lẽ công bằng. Tuy nhiên, liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu, người được giao quản lý cây cối, chúng tôi nhận thây một số vấn đề cần bàn luận như sau:

Một là, chiếm hữu được hiểu là “nắm giữ và quản lý tài sản”, tức là khái niệm “chiếm hữu” đã bao hàm cả khái niệm “quản lý”. Mặc dù, BLDS không đưa ra các khái niệm cụ thể, nhưng suy cho cùng khái niệm “người chiếm hữu” đã bao hàm cả khái niệm “người được giao quản lý”. Bởi vì, người chiếm hữu bao gồm người chiếm hữu có căn cứ pháp luật và người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Hơn nữa, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 165 BLDS năm 2015 có thể xác định người được giao quản lý tài sản là người chiếm hữu có căn cứ pháp luật đối với tài sản được giao. Như vậy, việc sử dụng cả cụm từ “người chiếm hữu” và cụm từ “người được giao quản lý” để xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là không cần thiết và thể hiện sự lặp đi lặp lại các thuật ngữ có cùng nội dung. Do đó, cần phải thay đổi cách sử dụng thuật ngữ trong Điều luật này theo hướng chỉ cần sử dụng cụm từ “người chiếm hữu”.

Hai là, người chiếm hữu cây cối có thể là người chiếm hữu có căn cứ pháp luật (bao gồn cả người được giao quản lý) hoặc người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Đối với hai loại người chiếm hữu này, BLDS không có quy định riêng biệt về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi cây cối mà họ chiếm hữu gây thiệt hại. Tức là nếu cây cối họ đang chiếm hữu mà gây thiệt hại thì họ phải bồi thường thiệt hại bất kể họ có lỗi hay không có lỗi đối với thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, điều này chỉ phù hợp với trường hợp người chiếm hữu cây cối là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, bởi vì bản thân người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật luôn luôn bị coi là có lỗi trong việc chiếm hữu.

Bộ luật dân sự năm 2015 có một số điểm mới so với BLDS năm 2005 như sau:

Thứ nhất: BLDS năm 2015 bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường của người chiếm hữu, người được giao quản lý cây cối. Đây là quy định nhằm xác định trách nhiệm của người quản lý cây côi khi cây cối gây thiệt hại. Tuy nhiên, người được giao quản lý cây cối cũng có thể coi là người chiếm hữu cây côi, bởi vì “chiếm hữu là nắm giữ, quản lý”. Do đó, nên sử dụng một cụm từ “chiếm hữu” hơn là sử dụng cả “chiếm hữu” và “quản lý”.

Thứ hai: BLDS năm 2015 đã mở rộng phạm vi các trường hợp cây cối gây thiệt hại mà phát sinh trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu người chiếm hữu, người quản lý cây cối. Theo BLDS năm 2005, chỉ khi cây cối đổ, gẫy mà gây thiệt hại mới phát sinh trách nhiệm bồi thường. Các trường hợp cây cối gây thiệt hại mà không do đổ, gẫy thì không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Thứ ba: BLDS năm 2015 đã không còn quy định hai trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây côi gây ra (hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại và bất khả kháng). Tuy nhiên, những căn cứ này đã được quy định chung cho mọi trường hợp tại khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015).

 


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)