Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155 - 0983017755
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra theo Bộ luật dân sự.
Theo quy định tại điều 596 Bộ luật dân sự năm 2015:
1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Bình luận:
Mặc dù người uông rượu hoặc dùng chất kích thích khác gây thiệt hại trong tình trạng không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, tức là tại thời điểm đó họ không có nhận thức về hành vi và hậu quả của hành vi mà mình thực hiện. Tuy nhiên, trước khi uống rượu hoặc dùng chất kích thích khác, bản thân họ có nhận thức về việc sử dụng chất kịch thích cũng như hậu quả của việc sử dụng chất kích thích, nên bản thân họ bị coi là có lỗi đã để mình rơi vào tình trạng không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi. Do đó, việc buộc người dùng chât kích thích gây thiệt hại phải bồi thường hoàn toàn phù hợp với căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại khoản 1 Điều 585 Bộ luật này.
Nếu một người cố ý dùng rượu hoặc chât kích thích khác làm cho người khá lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chỉ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Người cố ý đươc đề cập tròn trường hợp này ohair cố ý về cả ý chí và hành vi, tức là bản thân họ mong muốn người khác sử dụng chất kích thích và sử dụng mọi cách thức có thể đưa chất kích thích vào cơ thể người khác, làm cho người đó không thể phản kháng. Ví dụ, A và B khống chế và đổ rượu vào miệng C cho đến khi C say, nếu C gây thiệt hại cho D thì A và B phải bồi thường thiệt hại cho D. Chúng ta cũng cần phải nhận thức rằng, nếu một người sử dụng một điểm mạnh nào đó( địa vị xã hội, vị trí công tác, quan hệ bất bình đẳng,…) để buộc người khác uống rượu hoặc dùng chất kích thích khác sẽ không bị coi là cố ý như quy định tại khoản 2 Điều này. Ví dụ, vì là sếp của B nên A đã buộc B phải uống rượu cho đến khi A say, A đe dọa nếu không uống say sẽ đuổi việc, nên B đã uống say và gây thiệt hại cho C. Trường hợp này B phải bồi thường cho C, bởi vì B vẫn có sự tự do về mặt ý chí tại thời điểm sử dụng chất kích thích, tức là khi bị A ép buộc, B hoàn toàn có quyền và có thể từ chối sử dụng rượu.
Cũng giống như quy định tại Điều 615 BLDS năm 2005, Điều 594 BLDS năm 2015 cũng không đề cập đến trường hợp một người vô ý dùng chất kích thích làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi gây thiệt hại. Ví dụ, bác sĩ kê nhầm thuốc cho bệnh nhân, khiến bệnh nhân bị rối loạn nhận thức gây thiệt hại cho người khác. Trong trường hợp này, ai sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại? Rõ ràng theo quy định tại Điều luật này, người sử dụng chất kích thích có lỗi vô ý nên không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo khoản 2 Điều này. Đối với người gây thiệt hại, bản thân họ không có nhận thức tại thời điểm gây thiệt hại, đồng thời họ không có lỗi trong việc sử dụng chất kích thích dẫn đến mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, nên nếu buộc họ phải bồi thường cũng không phù hợp và hiện tại cũng không có cơ sở. Tuy nhiên, nếu người bị thiệt hại không được bồi thường sẽ không phù hợp với căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật này cũng như các nguyên tắc chung của Luật dân sự. Theo quan điểm của chúng tôi, nên quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người có lỗi vô ý dùng chất kích thích làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vu mà gây thiệt hại. Tức là khoản 2 Điều này nên được sửa đổi theo hướng bỏ hai từ “cố ý” để đảm bảo sự phù hợp với căn cứ chung được quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật này.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí