Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo Bộ luật dân sự
Theo quy định tại Điều 602 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi”.
Bình luận:
BLDS năm 2015 sử dụng hai từ “chủ thể” để thay thế cho cụm từ “cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác” và “người gây ô nhiễm môi trường”. Sự sửa đổi này chỉ đơn giản về thuật ngữ, chứ không làm thay đổi nội dung quy định trong BLDS năm 2005. Theo quy định này, chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật, ngay cả khi không có lỗi. Bởi vì, hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể có xả thải ra ngoài môi trường đã đem lại cho họ những lợi ích nhất định, nên khi hành vi đó gây ra thiệt hại thì họ phải bồi thường là hoàn toàn phù hợp với lẽ công bằng.
Thông thường, khi môi trường bị ô nhiễm, thiệt hại chỉ xảy ra sau một thời gian nhất định, có thể là vài tháng nhưng cũng có thể là vài năm. Điều này khiến cho việc yêu cầu bồi thường thiệt hại trong nhiều trường hợp là rất khó khăn như khó khăn trong việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi ô nhiễm môi trường với thiệt hại không xảy ra, khó khăn trong việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường khi tổ chức gây ô nhiễm môi trường không còn tồn tại. Do đó, các chủ thể khi thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh mà có xả thải ra ngoài môi trường sẽ phải kí quỹ và đóng các loại phí này được sử dụng để phục hồi, cải tạo môi trường bị ô nhiễm, bồi thường cho người bị thiệt hại.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí