Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.


Theo quy định tại điều 595 Bộ luật dân sự năm 2015:

1. Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết cho người bị thiệt hại.

2. Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

 


Bình luận:

Cũng giống như trường hợp thiệt hại xảy ra do thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng, người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong phạm vi yêu cầu của tình thế cấp thiết không phải bồi thường thiệt hại. Bởi vì, hành vi gây thiệt hại trong phạm vi yêu cầu của tình thế cấp thiết không phải là hành vi trái pháp luật, người thực hiện hành vi không bị coi là có lỗi. Trong trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tình thế cấp thiết cũng có những điểm khác biệt so với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong phòng vệ chính đáng, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với thiệt hại xảy ra trong giới hạn của phòng vệ chính đáng, người bị thiệt hại sẽ không được bồi thường. Song đối với thiệt hại xảy ra trong phạm vi yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người bị thiệt hại vẫn được bồi thường. Tuy nhiên, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không phải là người gây thiệt hại mà là người gây ra tình thế cấp thiết.

Thứ hai, người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra. Người gây thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết chỉ phải bồi thường phần thiệt hại vượt quá yêu cầu.

Thứ ba, trong tình thế cấp thiết, việc xác định thiệt hại vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt là hậu quả của hành vi, tức là thiệt hại xảy ra lớn hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Trong phòng vệ chính đáng, việc xác định vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thường dựa vào tính chất, mức độ hành vi gây thiệt hại.

BLDS năm 2015 đã bỏ quy định mà hiện tại đang được quy định tại khoản 1 Điều 614 BLDS năm 2005, đó là “Người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải bồi thường cho người bị thiệt hại”. Đây là một sự sửa đổi hợp lý, bởi vì quy định về “Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại” đã bao trùng cả quy định này. Do đó, không cần thiết phải đưa ra quy định tại khoản 1 Điều 614 BLDS năm 2005.

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)