Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể, mồ mả.
Theo Điều 606 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể, mồ mả như sau:
“1. Cá nhân, pháp nhân xâm phạm thi thể phải bồi thường thiệt hại.
2. Thiệt hại do xâm phạm thi thể gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
3. Người chịu trách nhiệm bồi thường khi thi thể bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết, nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi thi thể bị xâm phạm không quá ba mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Bình luận:
Quy định về ức bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể là quy định đặc biệt so với các quy định về các trường hợp bồi thường thiệt hại cụ thể khác. Bởi vì, đối với các trường hợp quy định tại Điều 594 đến Điều 604 và Điều 608 chỉ xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường, nhưng Điều luật này lại hướng tới giải quyết hai vấn đề: (i) xác định chủ thể bồi thường; (ii) xác định các thiệt hại phải bồi thường.
- Về chủ thể phải bồi thường thiệt hại:
Theo quy định tại Điều luật này, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại chính là chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm thi thể. Tuy nhiên, có thể người xâm phạm thi thể là người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, nên việc xác định chủ thể ngoài việc tuân theo quy định tại Điều luật này, còn phải tuân theo quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 586 Bộ luật này.
- Về vấn đề xác định thiệt hại:
Mặc dù vấn đề xác định thiệt hại đã được quy định từ các Điều 589 đến Điều 592. Tuy nhiên, thi thể được đề cập trong Điều này không phải là một trong các đối tượng có thể bị xâm phạm như đề cập trong các quy định về xác định thiệt hại khi thi thể bị xâm phạm. Mặc dù vậy, những thiệt hại do thi thể bị xâm phạm cũng bao gồm hai loại đó là những thiệt hại về vật chất và những thiệt hại do tổn thất về tinh thần.
Khi áp dụng quy định này trên thực tế, có thể sẽ dẫn tới những quan điểm khac nhau về khái niệm “thi thể”. Quan điểm thứ nhất cho rằng thi thể là xác của người chết chưa được an táng dưới bất kì hình thức nào. Nếu đã được an táng (địa táng) mà bị xâm phạm thì vân đề bồi thường sẽ áp dụng theo quy định về bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm. Quan điểm thư hai cho rằng, thi thể là xác của người chết mà vẫn còn nguyên vẹn và chưa bị phân hủy, cho dù đã được an táng hay chưa, nếu đã địa táng mà bị xâm phạm thì người xâm phạm vừa phải bồi thường do xâm phạm thi thể, vừa phải bồi thường do xâm phạm mồ mả. Chúng tôi cho rằng, quan điểm thứ hai là phù hợp hơn. Bởi vì, xét về tính chất thì hành vi chỉ xâm phạm mồ mả (đập phá mồ mả, đào xới mồ mả,…)sẽ không thể nghiêm trọng bằng hành vi vừa đào với mồ mả vừa xâm phạm thi thể được chôn bên dưới mồ mả đó. Xét về hậu quả thì hành vi vừa đào xới mồ mả, vừa xâm phạm xác chết trong đó gây ra những tổn thất lớn hơn cả vật chất và tinh thần.
So với BLDS năm 2005, quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể trong Bộ luật này, có những điểm mới như sau:
Thứ nhất: BLDS năm 2015 giới hạn các chủ thể xâm phạm thi thể chỉ bao gồm cá nhân, pháp nhân, trong khi đó BLDS năm 2005 còn xác định thêm cả các chủ thể khác ngoài cá nhân và pháp nhân.
Thứ hai: khái niệm “người xâm phạm thi thể”được thay thế bằng khái niệm “người chịu trách nhiệm bồi thường”khi xác định chủ thể phải bù đắp về tinh thần. Sự thay đổi này là phù hợp bởi vì không phải trường hợp nào người xâm phạm thi thể cũng phải tự bồi thường.
Thứ ba: việc xác định mưc bù đắp tổn thất về tinh thần và căn cứ để xác định cũng được thay đổi. Theo đó, mức bù đắp sẽ áp dụng cho mỗi thi thể bị xâm phạm và căn cứ để tính là lương cở sở chứ không phải lương tối thiểu như BLDS năm 2005.
Liên hệ với Luật sư để được tư vấn miễn phí:
Bất kỳ thắc mắc nào sẽ được luật sư giải đáp miễn phí cho bạn:
Công ty Luật Hoàng Sa có hơn 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật như:
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí