Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng trong dân sự
“Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”.
Bình luận:
Đây là quy định khái quát nhất về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Quy định này dường như chỉ đưa ra nguyên tắc chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Theo đó, cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo chất lượng mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường thiệt hại.
Nếu chỉ căn cứ vào quy định này có thể hiểu rằng chủ thể sản xuất, kinh doanh mà không bảo đảm chất lượng thì phải bồi thường trong mọi trường hợp, bất kể có lỗi hay không có lỗi. Tuy nhiên, nếu căn cứ Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 cũng như Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 có thể thấy những trường hợp người sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ không phải bồi thường thiệt hại như: Người sản xuất, kinh doanh chưng minh được khuyết tật của hàng hóa không thể phát hiện được với trình độ khoa học, kĩ thuật tại thời điểm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng; thiệt hại phát sinh do lỗi của người tiêu dùng.
So với BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 có một số sự thay đổi như:chủ thể vi phạm quyền lợi người tiêu dùng chỉ có thể là cá nhân và pháp nhân (trong BLDS năm 2005 còn bao gồm các chủ thể khác); hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng có thể áp dụng với cả trường hợp kinh doanh hàng hóa và dịch vụ (trong BLDS năm 2005 chỉ đề cập đên hàng hóa).
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí