Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155 - 0983017755
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Bình luận:
Mỗi một loại hợp đồng đang được ghi nhận trong BLDS năm 2005 đều mang những ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội. Thực tế cho thấy, tặng cho tài sản mang những ý nghĩa cơ bản, quan trọng như: thứ nhất, tặng cho tài sản là một trong những phương thức chủ sở hữu định đoạt tài sản của mình. Thông qua tặng cho mà tài sản được chuyển sở hữu từ chủ thể tặng cho sang cho chủ thể được tặng cho; thứ hai, việc tặng cho tài sản thường được xác lập giữa những người có mỗi quan hệ thân thiết như cha mẹ tặng tài sản cho con, anh chị em, bạn bè tặng tài sản cho nhau. Việc tặng cho tài sản giữa những người này thường vừa mang tính chất trách nhiệm vừa thể hiện sự yêu thương, gắn bó, đùm bọc trong gia đình; bên cạnh đó, việc tặng cho tài sản mang tính chất nhân đạo được thực hiện thông qua hình thức làm từ thiện diễn ra ngày càng phổ biến. Đây là những đức tính cao đẹp, cần được giữ gìn, phát huy của con người Việt Nam trong bối cảnh xã hội có nhiều giá trị đạo đức tốt đẹp đang ngày càng mai một.
Hợp đồng tặng cho tài sản được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa bên tặng cho (bên có tài sản) và bên được tặng cho (bên nhận tài sản), theo đó, bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù và hợp đồng tặng cho chỉ được xác lập khi bên được tặng cho đồng ý nhận.
Hiện nay, liên quan đến đặc điểm của tặng cho tài sản thì vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm trái ngược nhau, cụ thể:
- Hợp động tặng cho là đơn vụ hay song vụ? Quan điểm truyền thống và được nhiều nhà nghiên cứu luật Việt Nam thừa nhận, hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng đơn vụ.Tuy nhiên, có quan điểm lại cho rằng, nếu việc tặng cho kèm điều kiện thì cả bên tặng cho và bên được tặng cho đều có nghĩa vụ với nhau nên trường hợp này tặng cho lại mang đặc điểm song vụ. Do đó, hiện nay rất nhiều người khẳng định, tặng cho có thể là đơn vụ hay song vụ tùy từng trường hợp.
- Hợp đồng tặng cho mang đặc điểm ưng thuận hay thực tế? Theo quy định của pháp luật hiện hành, hợp đồng tặng cho tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản tặng cho đối với nhóm tài sản không phải đăng ký sở hữu; còn với nhóm tài sản phải đăng ký sở hữu thì hợp đồng tặng cho tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. Do đó, quản điểm phổ biến thừa nhận hợp đồng tặng cho là hợp đồng thực tế. Tuy nhiên, liên quan đến đặc điểm này, tác giả Dương Anh Sơn có cái nhìn rất mới mẻ về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản. Theo đó, tác giả cho rằng, Điều 466 BLDS năm 2005 không nói rõ “ nhận tài sản” là nhận về mặt pháp lý hay thực tế nhận tài sản. Vì vậy, sau rất nhiều phân tích, so sánh, đưa ra các tranh chấp trên thực tiễn, tác giả Dương Anh Sơn khẳng định, hợp đồng tặng cho tài sản có thể là hợp đồng thực tế hoặc ưng thuận tùy từng trường hợp. Dường như quan điểm hợp đồng tặng cho là hợp đồng thực tế được thừa nhận rộng rãi từ trước đến nay cũng đang gặp phải những tranh luận, cần được nghiên cứu trao đổi thêm.
- Tính có đền bù hay không có đền bù của tặng cho tài sản. Theo quan điểm của hầu hết các nhà nghiên cứu, hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đền bù.Tuy nhiên, rất nhiều học giả băn khoăn đối với tặng cho có điều kiện.Vì BLDS hiện hành yêu cầu bên được tặng cho thực hiện điều kiện nhằm mang lại cho họ một lợi ích về mặt vật chất thì điều kiện được đưa ra có được thừa nhận hay không? Có quan điểm cho rằng, hợp đồng tặng cho tài sản luôn là hợp đồng không có đền bù vì đây là điểm đặc trưng của loại hợp đồng này nên điều kiện tặng cho không thể mang lại lợi ích về vật chất cho bên tặng cho; còn quan điểm trái chiều thì khẳng định rằng, điều kiện tặng cho có thể mang lại lợi ích cho bên tặng cho nên tài sản có điều kiện là hợp đồng có đền bù. Đây là vấn đề tương đối phức tạp xuất phát từ sự ghi nhận không rõ ràng của pháp luật.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí