Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155 - 0983017755
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Hợp đồng vận chuyển hành khách
Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển
Bình luận:
Trong đời sống văn minh hiện đại, con người luôn có nhu cấu dịch chuyển bản thân từ địa điểm này tới địa điểm khác nhằm phục vụ lợi ích của mình. Đây chính là cơ sở kinh tế ra đời các thỏa thuận vận chuyển giữa các chủ thể., một bên là người có điều kiện vận chuyển và một bên là người có nhu cầu vận chuyển. Các thỏa thuận và thực hiện thỏa thuận này ngày càng trở nên phổ biến là cơ sở để nhà làm luật ghi nhận hợp đồng vận chuyển hành khách là một trong các hợp đồng dân sự thông dụng. Theo quy định tại Điều 522, hợp đồng vận chuyển hành khách phải bao gồm các yếu tố:
(i) Là sự thỏa thuận giữa bên vận chuyển với hành khách: Bên vận chuyển có thể là cá nhân hoặc pháp nhân được phép kinh doanh dịch vụ vận chuyển. Việc vận chuyển phải được thực hiện theo đúng nội dung đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hành khách là các cá nhân có nhu cầu được chuyên chở từ địa điểm này đến địa điểm khác. Bên vận chuyển và hành khách phải thống nhất ý chí các nội dung liên quan đến việc vận chuyển và tiến hành giao kết hợp đồng. Thời điểm hợp đồng vận chuyển được giao kết là thời điểm hợp đồng chính thức được xác lập, là cơ sở hình thành nên quan hệ pháp luật về vận chuyển.
(ii) Bên vận chuyển phải chuyên chở hành khách đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và hành khách phải thanh toán tiền cước phí: Sự thỏa thuận của bên vận chuyển với hành khách nhằm hướng tới mục tiêu, bên vận chuyển tiến hành chuyên chở hành khách từ địa điểm này tới địa điểm khác theo yêu cầu của hành khách. Trong nhiều trường hợp, hành khách yêu cầu cả về lộ trình di chuyển giữa các địa điểm. Tuy nhiên, cũng trong một số trường hợp, hành khách phải tuân thủ theo lộ trình của bên vận chuyển như vận chuyển hàng không, đường thủy…
Như vậy, một thỏa thuận chỉ trở thành hợp đồng vận chuyển khi nó có sự thống nhất ý chí giữa bên vận chuyển với hành khách làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các chủ thể này.
Việc vận chuyển hành khách có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không… Tương ứng với những loại hình vận chuyển cụ thể thì pháp luật có những quy định cụ thể đặt ra cho bên vận chuyển. Ví dụ: Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Bên cạnh đó, với mỗi một loại hình vận chuyển thì Nghị định số 86/2014/NĐ-CP lại có những quy định riêng, cụ thể: Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định (Điều 15); Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt (Điều 16); Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi (Điều 17); Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch bằng xe ô tô (Điều 18).
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí