Hợp đồng gửi giữ tài sản

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Hợp đồng gửi giữ tài sản

Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.


 

Bình luận:

Gửi giữu là hoạt động cụ thể của một chủ thể giao tài sản của mình hoặc của người khác cho một chủ thể để họ thực hiện việc trông coi, bảo quản, giữ gìn tài sản đó.Xuất từ những nhu cầu, đòi hỏi của thực tế, các chủ thể cùng nhau thực hiện hoạt động gửi giữ rất nhiều.BLDS năm 1995 là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên ghi nhận loại hợp đồng gửi giữ không chỉ với vị trí độc lập mà còn đan xen xuất hiện trong các hợp đồng và chế định khác có liên quan. Các quy định về hợp đồng này được BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015 tiếp tục kế thừa và ghi nhận tương tự như các quy định của BLDS năm 1995.

Với khái niệm về hợp đồng gửi giữ được quy định tại Điều 554 BLDS năm 2015 này, chúng tôi xin phân tích một số ý như sau:

-Là một hợp đồng nên hoạt động gửi giữ cũng xuất phát từ thỏa thuận của các bên;

Sự thỏa thuận thống nhất ý chí của các bên chủ thể là nguyên tắc tối cao hình thành lên hợp đồng giữa các bên.Gửi giữ cũng vậy, không thể có trường hợp, bên giữ tự ý lấy tài sản của một chủ thể nào khác để trông coi, bảo quản và kết luận băng một hợp đồng gửi giữ.Tuy nhiên, chúng tôi đã đề cập ở phần trên, hoạt đông gửi giữ không những được điều chỉnh ở một mục độc lập trong BLDS mà còn liên quan đến những hợp đồng và chế định khác.Cụ thể, trong BLDS năm 2015, hoạt động gửi giữ xuất hiện trong hợp đồng gia công khi bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm – bên gia công có thể gửi sản phẩm gia công vào một nơi gửi giữ và báo lại cho bên đặt gia công biết.Bên đặt gia công phải thanh toán toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động gửi giữ. Chúng tôi băn khoăn về hoạt động gửi giữ này. Vì thực tế, những ai là chủ thể của hợp đồng gửi giữ không được xác định một cách rõ ràng và hợp đồng này có thực sự xuất phát từ sự thỏa thuận của các bên hay không lại không được quy định cụ thể trong quy định của luật. Liệu rằng có một ngoại lệ nào cho nguyên tắc của sự thỏa thuận – hình thành lên hợp đồng hay không?

-Bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản;

Nhiều quan điểm cho rằng, bên gửi không giao tải sản thì bên giữ không thể thực hiện hoạt động trông giữ, bảo quản tài sản được. Do đó, hợp đồng loại này phải là hợp đồng thực tế - tức phát sinh hiệu lực pháp luật khi bên gửi giao tài sản cho bên giữ. Tuy nhiên, quan điểm của chúng tôi về vấn đề này như sau: “Khi luật không quy định chi tiết giúp chúng ta xác định thời điểm có hiệu lực của loại hợp đồng cụ thể thì chúng ta phải xác định theo nguyên tắc”. Và với loại hợp đồng  gửi giữ này, hiệu lực được xác định theo đúng quy định tại Điều 401 BLDS năm 2015. Ví dụ: Nếu các bên đã thỏa thuận ký kết hợp đồng gửi giữ tài sản nhưng vì nhiều lý do, bên gửi chưa hoặc không chuyển giao tài sản trong một khoảng thời hạn điều này ảnh hưởng ít nhiều đến quyền, lợi ích của bên giữ tài sản. Đặc biệt với những loại tài sản cần phải thu xếp bến, kho, bãi trước khi nhận để đảm bảo tốt nhất điều kiện bảo quản, rõ ràng sẽ làm ảnh hưởng, thiệt hại đến cho bên giữ nếu bên gửi không đồng ý gửi nữa.

-Bên giữ phải trả lại chính tài sản đó khi hết hạn hợp đồng;

Hoạt động trông giữ tài sản cũng chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Cho nên khi kết thúc thời hạn hợp đồng  -  có thể do các bên thỏa thuận hoặc thực hiện theo quy định của pháp luật, bên giữ phải trả lại chính tài sản đó cho bên gửi.

Thay vì quy định một điều khoản về thời hạn, BLDS năm 2015 đã ghi  nhận nguyên tắc tính thời hạn trong hợp đồng gửi giữ theo thỏa thuận của các bên và nếu các bên không thỏa thuận về thời hạn, bên gửi có quyền yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.

Vấn đề được đặt ra ở đây, nếu bên gửi không đến nhận tài sản thì hậu quả như thế nào? Quy định trên thực tế chưa đảm bảo được sự cân bằng cho chính các chủ thể trong hợp đồng gửi giữ. Rất nhiều thời gian sau, bên gửi vẫn không đến nhận – bên giữ không thể thực hiện hợp đồng với các đối tác khác vì không có bến, bãi, kho…đồng thời lại không có tiền công cho việc trông coi, bảo quản tài sản của bên gửi.Chúng tôi cho rằng, cần phải có một quy định để bảo về quyền, lợi ích của cả bên trông giữ tài sản khi hết hạn hợp đồng mà bên gửi không đến nhận. Phần kiến nghị này, chúng tôi sẽ đề cập khi bình luận Điều 506 “Chậm giao, chậm nhận tài sản gửi giữ”

-Bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.

Việc trả tiền công trong hợp đồng gửi giữ được hiều  là giá trị vật chất bên gửi phải thanh toán cho công sức của bên giữ đã bỏ ra để thực hiện công việc trông coi, bảo quản tài sản cho bên gửi trong một thời hạn.

Nguyên tắc của việc trả tiền công trong hợp đồng này được xác định như sau: bên gửi chỉ phải chi trả khi có thỏa thuận và sẽ không phải chi trả khi rơi vào trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công. Chúng tôi nhận thấy, quy định “trừ trường gửi giữ không phải trả tiền công” tại Điều luật này khác với tính chất của các quy định ngoại lệ của nguyên tắc được các nhà làm luật sử dụng như một kỹ thuật lập pháp truyền thống. Thông thường, quy định về ngoại lệ được sử dụng bằng các thuật ngữ  “trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc/và trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” thì ở Điều luật này, các thuật ngữ được sử dụng tạo ra sự thiếu rõ ràng khi xác định ngoại lệ của việc không phải trả tiền công trong hợp đồng gửi giữ. Chính vì vậy, chúng tôi kiến nghị cần rõ ràng và đồng bộ trong việc sử dụng các thuật ngữ với vai trò là kỹ thuật lập pháp, quy định về ngoại lệ hoặc mang tính chất “quét” cho các trường hợp đang được điều chỉnh. Để qua đó, đảm bảo tính thống nhất cao trong BLDS nói riêng và các văn bản quy phạm nói chung.

 


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)