Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Hợp đồng gia công

Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.


 

Bình luận:

Xuất phát từ những nhu cầu, đòi hỏi của con người đối với xã hội, các hoạt động tạo ra nhiều loại tài sản, dịch vụ cũng đa dạng và phong phú tương ứng. Gia công sản phẩm được xác định như là một hoạt động công việc cụ thể để tạo ra những sản phẩm hữu ích cho con người từ những nguyên vật liệu khác nhau. Theo từ điển tiếng Việt thì gia công có nghĩa là bỏ công sức để hoàn thành tốt việc gì đó. Hợp đồng gia công khá phổ biến trên thực tế, ví dụ: hợp đồng gia công quần áo, giày dép của các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam cho các công ty nổi tiếng ở nước ngoài như Adidas, Nike; trong cuộc sống các dạng hợp đồng gia công thường thấy như thuê thợ cắt may quần áo, thuê điêu khắc trạm trổ...

Hoạt động thực hiện một công việc tạo ra một sản phẩm cụ thể dựa theo yêu cầu chủ quan của một chủ thể nào đó được hiểu là hoạt động gia công. Hoạt động này phát sinh trên cơ sở thỏa thuận của các chủ thể, theo đó bên gia công thực hiện một công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công và bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công được coi là hợp đồng gia công.

Điều luật về hợp đồng gia công kế thừa lại quy định của BLDS năm 2005, trong khái niệm về loại hợp đồng gia công ở trên giúp chúng ta nhìn nhận một số đặc điểm pháp lý của hợp đồng này:

-Hợp đồng gia công là hợp đồng song vụ;

-Hợp đồng gia công là hợp đồng có tính chất đền bù;

-Hợp đồng gia công là hợp đồng có đối tượng là công việc phải thực hiện theo yêu cầu.

Từ khái niệm và đặc điểm pháp lý trên, chúng ta cần phân biệt được hợp đồng gia công và hợp đồng mua, trao đổi tài sản trong một số trường hợp đặc biệt. Ví dụ: A đi đàm phán giao kết hợp đồng gia công sản phẩm bàn ghế, nhưng khi tới xưởng của B thấy tại xưởng có toàn bộ số sản phẩm theo mẫu mã mà mình định đặt A mua luôn. Thậm chí A có nguyên vật liệu và thực hiện hoạt động trao đổi nguyên vật liệu với sản phẩm đã được gia công của B và trả tiền chênh lệch.

Về bản chất, hợp đồng gia công luôn có đối tượng là công việc tạo ra sản phẩm.Còn các hợp đồng mua bán, trao đổi có đối tượng là tài sản.

Giá trong hợp đồng gia công là sự phức hợp bởi hai yếu tố: (i) nguyên vật liệu; (ii) công sức bỏ ra để gia tạo sản phẩm. Còn giá trong hợp đồng mua bán có thể là sự phức hợp bởi một số yếu tố: (i) giá của tài sản; (ii) lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tài sản của một hoặc nhiều chủ thể...

Trong khái niệm hợp đồng gia công nêu tại Điều luật này, chúng tôi nhìn nhận thấy quy định thiếu tính cân đối khi xác định quyền và nghĩa vụ cơ bản tạo lên tính chất của hợp đồng này. Cụ thể: Khái niệm xác định bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công còn bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công. Rõ ràng, khái niệm không phản ánh quyền nhận tiền công của bên nhận gia công khi đã thực hiện công việc theo yêu cầu của bên đặt gia công. Trong khi các hợp đồng thông dụng có tính chất đền bù, song vụ đều xác định quyền và nghĩa vụ tương xứng của các chủ thể trong quan hệ đó. Do vậy, trong khái niệm này của hợp đồng gia công nên đưa thêm thuật ngữ “được nhận tiền công” vào sau quy định về nghĩa vụ của bên gia công.

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155 - 0983017755
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)