Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

ĐIỀU 181. TỘI VÔ Ý GÂY THIỆT HẠI NGHIÊM TRỌNG ĐẾN TÀI SẢN


1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

BÌNH LUẬN

1. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản là hành vi của một người tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, nhưng cho rằng thiệt hại đó không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, hoặc không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước.

2. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

* Khách thể của tội phạm: Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân. Đối tượng tác động là tài sản gồm: vật, tiền.

* Mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi vi phạm do không tuân thủ hoặc tuân thủ không đúng, không đầy đủ các quy định về bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức và công dân. Sự khác nhau giữa Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và Tội thiểu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó chính là trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo vệ tài sản. Theo đó, ở Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản thì người gây thiệt hại không phải là người có trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo vệ tài sản.

Hành vi này chỉ cấu thành tội phạm nếu gây thiệt hại tài sản của người khác có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên. Để truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này cần xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và thiệt hại xảy ra.

* Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản là người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

* Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý.

3. Về hình phạt

Điều 180 quy định 02 khung hình phạt:

- Người phạm tội theo quy định tại Khoản 1 thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

- Người phạm tội quy định tại Khoản 2 thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm áp dụng đối với người phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên.


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)