Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155 - 0983017755
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
ĐIỀU 178. TỘI HỦY HOẠI HOẶC CỐ Ý LÀM HƯ HỎNG TÀI SẢN
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Gây thiệt hại tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm:
a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
BÌNH LUẬN
1. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là hành vi làm cho tài sản bị mất giá trị sử dụng hoặc làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản.
2. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm
* Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là quyền sở hữu của Nhà nước, tổ chức và cá nhân. Đối tượng tác động là tài sản.
* Mặt khách quan của tội phạm: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được thực hiện bằng các hành vi sau đây:
- Hủy hoại tài sản là làm mất hoàn toàn giá trị sử dụng của tài sản. Ví dụ: đập nát hoàn toàn, đốt cháy, nghiền nát...
- Làm hư hỏng tài sản là làm mất một phần giá trị sử dụng của tài sản. Ví dụ: đập vỡ gương, kính của xe ô tô, chọc thủng lốp xe ô tô, xe gắn máy, đập vỡ tường nhà...
Những hành vi trên chỉ bị coi là tội phạm nếu tài sản bị hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng. Hoặc hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản dưới 2.000.000 đồng như thuộc các trường hợp sau:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điều này mà còn vi phạm là trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi nói trên.
+ Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm là trường hợp đã bị kết án về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản chưa được xóa án tích mà lại có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội (Xem Bình luận Khoản 1 Điều 168).
+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ (Xem Bình luận Khoản 1 Điều 172).
+ Tài sản là di vật, cổ vật (Xem Bình luận Khoản 1 Điều 173).
Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm thực hiện một trong các hành vi nêu trên.
Lưu ý: Giá trị tài sản để định tội hoặc định khung bao gồm chi phí khôi phục lại tàn sản như ban đầu chưa bị hủy hoại.
* Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là người từ đủ 16 tuổi trở lên (phạm tội thuộc Khoản 1, 2) hoặc người từ đủ 14 tuổi trở lên (phạm tội thuộc Khoản 3, 4) và có năng lực trách nhiệm hình sự.
* Mặt chủ quan của tội phạm: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được thực hiện với lỗi cố ý.
3. Về hình phạt
Điêu 178 quy định 4 khung hình phạt:
- Người phạm tội quy định tại Khoản 1 thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng , phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Người phạm tội quy định tại Khoản 2 thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, áp dụng đối với các trường hợp phạm tội sau:
+ Có tổ chức (Xem Bình luận Khoản 2 Điều 168).
+ Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng (Xem Bình luận Khoản 2 Điều 168).
+ Tài sản là bảo vật quốc gia (Xem Bình luận Khoản 2 Điều 177).
+ Dùng chất nguy hiểm về nổ, chất cháy là trường hợp thực hiện các hành vi phạm tội nêu trên bằng chất nổ hoặc chất cháy. Chất nổ là chất có khả năng gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiều nhiệt và ánh sáng, đồng thời sinh khí và tạo ra tiếng nổ như kíp mìn, các loại thuốc nổ, dây nố, dây cháy chậm, thuốc phòng,... Chất cháy là chất có đặc tính tự bốc cháy khi tiếp xúc với Oxy (oxygene) trong không khí, nước hoặc khi có tác động của của các yếu tố khác và những chất dễ bị bốc cháy ở nhiệt độ cao, như diêm tiêu, phốt pho, thuốc đạn,...[1]. Dùng thủ đoạn nguy hiểm khác phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là: sử dụng vũ khí, phương tiện nguy hiểm; sử dụng thuốc ngủ, thuốc mê với liều lượng có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của người đang quản lý, trông coi để thực hiện việc hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được dễ dàng.
+ Để che giấu tội phạm khác là trường hợp hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nhằm mục đích che dấu một tội phạm khác đã được thực hiện. Tài sản bị hủy hoại hoặc bị cố ý làm hư hỏng có thể là những vật, tiền bạc có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội, bao gồm: vật, tiền bạc là công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội; vật, tiền bạc do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; vật khác mang dấu vết của tội phạm mà người hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng nhằm mục đích che dấu.
+ Vì lý do công vụ của người bị hại là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vị hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xuất phát từ việc người chủ sở hữu hoặc quản lý tài sản thực hiện công vụ của mình. Mục đích của việc hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là để trả thù người chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.
- Người phạm tội quy định tại khoản 3 thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm, áp dụng đối với trường hợp gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
- Người phạm tội quy định tại khoản 4 thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm, áp dụng đối với trường hợp gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
- Hình phạt bổ sung: ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Xem: Tòa án nhân dân tối cao, Các văn bản về hình sự, dân sự, kinh tế và tố tụng, Hà Nội, 1995, tr93.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí