Quyền thừa kế (Điều 609). Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Quyền thừa kế (Điều 609).


Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.


Bình luận:

Thừa kế là việc thực thi chuyển giao tài sản, lợi ích, nợ nần, các quyền, nghĩa vụ từ một người đã chết sang một người còn sống nào đó (cá nhân hoặc tổ chức). Thừa kế có vai trò quan trọng từ rất lâu trong xã hội loài người. Các luật thừa kế thay đổi liên tục tùy theo cơ cấu xã hội.

Quyền thừa kế của mọi chủ thể trong quan hệ thừa kế đều được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Song mỗi loại chủ thể có tư cách hưởng di sản thừa kế khác nhau. Không chỉ có người thừa kế mới có quyền hưởng di sản và người nhận di sản chưa hẳn là người thừa kế (ví dụ, người được hưởng di tặng). Mặt khác, quyền thừa kế là những quyền dân sự cụ thể của người để lại di sản và những người nhận di sản thừa kế. Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật. Quyền để lại di sản (thực hiện quyền thừa kế) do cá nhân định đoạt bằng ý chí thông qua việc lapah di chúc. Nếu người đó không thể hiện ý chí để định đoạt tài sản thông qua di chúc hoặc sự định đoạt của họ thông qua việc lập di chúc không phù hợp với yêu cầu của pháp luật về di sản mà họ để lại sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật. Vì thế, người để lại di sản là người mà sau khi chết có tài sản để lại cho người khác theo trình tự thừa kế: Theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Người để lại di sản thừa kế chỉ có thể là cá nhân, không thể là pháp nhân hay tổ chức.

Trong khi, người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc có thể là người thừa kế nằm trong diện thừa kế nhưng cũng có thể là người nằm ngoài diện thừa kế (không phụ thuộc vào người này có một trong ba mối quan hệ: hôn nhân, huyết thống hay nuôi dưỡng với người để lại di sản). Người hưởng di sản thừa kế theo di chúc không cjir là cá nhân mà còn có thể là Nhà nước, pháp nhân hoặc các chủ thể khác tồn tại với tư cách là tổ chức. Có thể kết luận nội dung cơ bản của Điều luật trên đây quy định quyền thừa kế như sau: quyền  để lại di sản theo di chúc; quyền để lại di sản theo pháp luật; quyền nhận di sản theo di chúc; quyền nhận di sản theo pháp luật.

Người bình luận nhận thấy, so với Điều 631 BLDS năm 2005 thì nội dung của Điều 609 BLDS năm 2015 bổ sung thêm "Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc", là hợp lý, đồng bộ, bổ khuyết được những nội dung còn thiếu trong quy định của pháp luật về quan hệ thừa kế.

 


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)