Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quyền của người lập di chúc (Điều 626).
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Bình luận:
Di chúc thể hiện ý chí định đoạt tài sản của người chết cho những người còn sống khác. Tài sản được định đoạt trong di chúc là tài sản thuộc quyền sở hữu của người lập di chúc đó. Các quyền của người lập di chúc được quy định trong BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 cho đên BLDS năm 2015 không có gì thay đổi, đó là:
Thứ nhất, người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
Lẽ thường, người lập di chúc chỉ định cho cá nhân là người thân thích với mình (trong quan hệ hôn nhân, huyết thống hay nuôi dưỡng) được hưởng di sản thừa kế mà họ để lại. Song trong nhiều trường hợp họ chỉ định người không nằm trong các quan hệ nói trên được hưởng di sản hoặc có thể lập di chúc cho tổ chức, Nhà nước hưởng di sản của họ. Ngoài ra, quyền định đoạt của người lập di chúc còn thể hiện thông qua việc truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật, (như: cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột, ông, bà, cháu...) mà không buộc phải nếu lý do. Nếu người bị truất quyền thừa kế thì người thừa kế không còn quyền hưởng di sản theo di chúc và theo pháp luật. Nếu người thừa kế không được chỉ định trong di chúc chưa hẳn đã bị truất quyền hưởng di sản. Lý giải cho điều này bằng một ví dụ sau: Ông A có bà vợ B và 3 người con là C, D, E đều đã thành niên, di sản thừa kế của ông là 70 triệu đồng. Trước khi qua đời ông đã lapajj di chúc như sau: Bà B hưởng 30 triệu đồng, C và D mỗi người hưởng 10 triệu đồng, E không được chỉ định trong di chúc. Ông A chỉ định đoạt 50 triệu đồng, còn 20 triều ông không định đoạt trong di chúc sẽ chia theo quy định của pháp luật, lúc này 20 triệu được chia 4, E được hưởng 5 triệu đồng với tư cách là người hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.
Thứ hai, người lập di chúc cso quyền phân định phần di sản của từng người thừa kế. Theo quy định này, cho phép người lập di chúc có quyền phân định phần di sản trong di chúc chính là việc người để lại tài sản thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu của mình cho từng người thừa kế khi nhiều người cùng được thừa kế. Những phần di sản này có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau, từng hiện vật khác nhau phụ thuộc vào ý chí định đoạt của người lập di chúc với tư cách là chủ sở hữu tài sản, không bị chi phối bởi bất kỳ yếu tố nào như đe dọa, cưỡng ép, lừa dối. Nếu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đó thì di chúc được lập sẽ không có hiệu lực thi hành. Nếu không phân định phần của từng người mà chỉ nêu những người được hưởng, những người đó sẽ được hưởng các kỷ phần thừa kế bằng nhau.
Thứ ba, người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng
* Người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng "Di tặng" được tách ra để hiểu theo ngữ nghĩa của nó thì "tặng có nghĩa là cho, trao cho để làm kỷ niệm" và "di"trong th này được xem xét là di sản. Với ý nghĩa này thì "di tặng" được hiểu là dùng một phần di sản để tặng cho người khác sau khi người di tặng qua đời. Luật xưa gọi là "Di tặng nhân tử" và được hiểu là một người lấy một phần tài sản của mình để cho người khác thông qua việc lập di chúc. Quy định này cho phép người lập chúc có quyền định đoạt một phần di sản để di tặng cho người khác hưởng. Thông thường là người có mối quan hệ thân quen, bạn bè, đồng nghiệp, người sống nương nhờ... Họ được hưởng di sản của người chết để lại nhưng không với tư cách là người thừa kế, có quyền xác lập quyền sở hữu đối với phần di tặng kể từ khi nhận di sản.
* Người lập di chúc có quyền dành cho một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng. Di sản thờ cúng có ý nghĩa về cả mặt vật chất và cả về mặt tinh thần mà tục lệ gọi là "hương hỏa". Không một ai bị buộc phải trích một phần di sản dành cho việc thờ cúng, nhưng một khi người lập di chúc đã thể hiện ý định đoạt phần di sản cho thờ cúng, nhưng một khi người lập chúc đã thể hiện ý định đoạt phần di sản cho thờ cúng thì phải được pháp luật tôn trọng và bảo đảm thực hiện.
Thứ tư, người lập di chúc có quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế
Người thừa kế có quyền hưởng phần di sản được thừa kế và thực hiện nghĩa vụ của người để lại di sản trong phạm vi di sản được hưởng. Nghĩa vụ quy định tại mục này là những nghĩa vụ về tài sản, nhưng người thừa kế không phải thực hiện những nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân của người để lại di sản. Việc thực hiện nghĩa vụ của người thừa kế có thể này xảy ra trong các trường hợp sau:
- Người để lại di sản có thể để lại một nghĩa vụ tài sản nhưng trong di chúc không nói rõ người thừa kế nào phải thực hiện nghĩa vụ đó thì theo quy định của pháp luật, người nào hưởng thừa kế thì người đó phải thực hiện. Tuy nhieenm người thừa kế chỉ phải thực hiện thừa kế đối với tòa bộ nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại trong phạm vị di sản thừa kế đối với tòa bộ nghĩa vụ mà người chết để lại. Nếu có nhiều người thừa kế theo di chúc thì tất cả những người đó phải thực hiện nghĩa vụ. Khi di sản đã được chia cho từng người thì mỗi người thừa kế phải thực hiện một phần nghĩa vụ tưng ứng với phần di sản của mình.
- Trong trường hợp người để lại thừa kế đã xác định rõ tỷ lệ nghĩa vụ mà từng người thừa kế phải thực hiện thì mỗi người đó phải thực hiện phần đó trong phạm vi di sản mà mình được hưởng. Nếu nghĩa vụ vượt quá số di sản người này được hưởng sẽ chia đều cho những người thừa kế khác thực hiện tương ứng với phần di sản mà họ đã nhận. Trong trường hợp tòa bộ di sản mà người chết để lại không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì người có quyền yêu cầu với người để lại di sản trong quan hệ trước đó chấp nhận rủi ro và đồng thời nghĩa vụ chấm dứt.
- Nếu người lập di chúc đã giao nghĩa vụ cụ thể cho người thừa kế nhưng không chỉ định người này hưởng di sản, thì không bắt buộc người được giao nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đó. Tuy nhiên, nếu người được giao thực hiện nghĩa vụ tự nguyện thực hiện nghĩa vụ đó thì dùng một phần di sản mà người chết để lại để thanh toán nghĩa vụ đó.
- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản
* Chỉ định người giữ di chúc: Quy định này nhằm đảm bảo ý chí của người lập di chúc thể hiện trong nội dung di chúc được thi hành trên thực tế khi họ qua đời. Chỉ định người giữ di chúc để tránh việc thất lạc, hư hỏng di chúc, hủy hoại di chúc, người lập di chúc có thể gửi lại ở cơ quan Công chứng hoặc gửi cho bất cứ người nào mình tin tưởng. "Người" giữ bản di chúc có nghĩa vụ phải bảo đảm giữ gìn bản di chúc theo quy định của pháp luật.
Nếu người giữ di chúc đồng thời là người mà người lập di chúc chỉ định là người công bố di chúc thì khi người lập di chúc chết, người đó phải công bố di chúc trước những người thừa kế theo đúng thủ tục như trường hợpcơ quan Công chứng là người công bố di chúc.
* Chỉ định người quản lý di sản: Quy định này bảo đảm cho di sản không bị mất mát, hư hỏng, hủy hoại pháp luật quy định về việc người lập chúc có quyền chỉ định người quản lý di sản. Người được chỉ định việc quản lý di sản có thể là một trong những người thừa kế đó nhưng cũng có thể là một người, cơ quan tổ chức bất kỳ nào đó. Người quản lý di sản có quyền hưởng thù lao đối với công việc quản lý di sản và mức thù lao được xác định theo sự thỏa thuận giữa người đó với người thừa kế.
* Chỉ định người phân chia di sản: Người quản lý di sản có thể đồng thời là người phân chia di sản cũng có thể hai người khác nhau tùy thuộc vào người lập chúc chỉ định hoặc mọi người thừa kế thỏa thuận cử ra. Người phân chia di sản là người đứng ra phân chia di sản khi người để lại di chúc chết. Việc phân chia di sản phải tôn trọng sự định đoạt việc phân chia theo di chúc. Nếu di chúc không xác định cách thức phân chia di sản thì phải phân chia theo sự thỏa thuận của tất cả người thừa kế. Người phân chia di sản có thể được hưởng thù lao đối với công việc phân chia di sản và theo mức mà người để lại di sản đã xác định. Nếu người lập di chúc không xác định điều này trong di chúc nhưng tất cả những người thừa kế có thỏa thuận thì người phân chia di sản vẫn được hưởng thù lao theo sự thỏa thuận đó.
Việc xác định trong di chúc của cả ba trường hợp trên chỉ thể hiện ý chí đơn phương của một bên trong việc thiết lập giao dịch di sản về thừa kế. Vì thế, người quản lý di sản, người giữ di chúc, người được xác định phân chia di sản có thể từ chối công việc đó. Trường hợp cần thiết những người thừa kế tự thỏa thuận để cử ra người quản lý và người phân chia di sản.
- Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc
Lập di chúc là giao dịch di sản (hành vi pháp lý đơn phương) nhằm xác lập giao dịch di sản về thừa kế. Di chúc chỉ phát sinh hiệu lực khi người lập ra nó qua đời. Vì thế, khi còn sống người lập di chúc, sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc bất cứ lúc nào. Mặc dù, Điều 626 không quy định về các quyền này của người lập chúc nhưng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc được dự liệu tại Điều 640 chỉ thuộc quyền của người lập di chúc. Theo đó, người lập chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc đã lập.
- Sử đổi di chúc là việc người lập chúc bằng ý chí của mình làm thay đổi một phần di chúc đã lập, sau khi sửa đổi thì những phần di chúc không bị sửa đổi vẫn có hiệu lực pháp luật, phần di chúc đã bị sửa đổi sẽ không còn hiệu lực.
- Bổ sung di chúc là việc người lập chúc thêm một hoặc nhiều nội dung mà di chúc trước đó không có. Người lập chúc bổ sung di chúc bằng nhiều phương thức như lập một di chúc khác có nội dung bổ sung cho di chúc đã lập đồng thời ghi rõ. Đây là di chúc bổ sung cho di chúc đã lập hoặc ghi thêm nội dung vào di chúc đã lập trước đó.
- Hủy di chúc là việc người để lại thừa kế lập di chúc mới có nội dung tuyên bố hủy di chúc đã lập. Việc hủy bỏ di chúc có thể được người lập di chúc thwujc hiện bằng nhiều cách như: đốt, xé, tiêu hủy... hoặc là người này có thể tuyên bố trước mọi người về việc hủy bỏ di chúc mà mình đã lập... Nhà soạn luật Việt Nam không quy định về các phương thức hủy bỏ di chúc là một bất cập trong việc thực hiện và áp dụng pháp luật liên quan đến vấn đề này.
- Thay thế di chúc là việc người lập di chúc đã bằng ý chí tự nguyện của mình truất bỏ (phủ nhận) một ý chí tự nguyện trước đó về định đoạt di sản thừa kế trong di chúc. Nói cách khác, thay thế di chúc là việc lập di chúc khác thay thế di chúc đã lập. Việc thay thế di chúc có thể ghi rõ trong nội dung của di chúc hoặc lập một di chúc khác có nội dung phủ nhận nội dung di chúc đã lập trước đó. Nếu một người lập nhiều di chúc cùng định đoạt một tài sản cho nhiều người khác nhau, thì di chúc cuối cùng có giá trị, những di chúc trước đó được coi là đã bị thay thế.
Điều 626 mới chỉ xác định người lập di chúc có các quyền: Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, phân định phần tài sản cho từng người thừa kế, dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản, chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, phân chia di sản. Ngoài ra, người lập di chúc còn có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc được ghi nhận trong Điều 640. Hai điều luật này đều quy định về quyền của người lập di chúc, do vậy nên gộp Điều 640 và 626 để đảm bảo tính nhất quán.a
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí