Chia pháp nhân (Điều 90) ​

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Chia pháp nhân (Điều 90)


1. Một pháp nhân có thể chia thành nhiều pháp nhân.

2. Sau khi chia, pháp nhân bị chia chấm dứt tồn tại; quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân bị chia được chuyển giao cho các pháp nhân mới.

 

Bình luận:

Trái ngược với hợp nhất pháp nhân, từ nhiều pháp nhân ban đầu cải tổ thành một pháp nhân mới (A+B=AB) thì chi pháp nhân là phương thức cải tổ ngược lại, tức từ một pháp nhân ban đầu có thể cải tổ để tạo ra nhiều pháp nhân mới (A=B và C). Thực chất, hợp nhất pháp nhân là hoạt động tập trung, tích tụ nhằm mở rộng về mặt quy mô thì chi pháp nhân lại là hoạt động phân toán, bóc tách nhằm thu hẹp quy mô hoạt động. Do đó, nếu hợp nhất pháp nhân được tiến hành trên cơ sở hợp đồng hợp nhất giữa các pháp nhân bị hợp nhất thì chia pháp nhân thường được tiến hành dựa trên ý chí của chính pháp nhân. Vì dụ: khoản 2 Điều 192 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định, thủ tục chia công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần như sau: Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia thông qua  nghị quyết chia công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Hậu quả pháp lý sau khi chia pháp nhân: (i) Các pháp nhân mới hình thành; (ii) Pháp nhân bị chia chấm dứt sự tồn tại về pháp lý; (iii) Các quyền, nghĩa vụ dân sự của các pháp nhân bị chia được chuyển giao cho pháp nhân mới.


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)