Người thừa kế (Điều 613). Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Người thừa kế (Điều 613).


Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Bình luận:

* Người thừa kế là người được hưởng di sản mà người chết để lại theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Người thừa kế có thể là người chỉ được hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc chỉ có thể hưởng di sản thừa kế theo pháp luật nhưng có thể là người vừa được hưởng di sản thừa kế theo di chúc vừa được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.

Theo quy định trên, người thừa kế chỉ được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại khi đáp ứng được yêu cầu của pháp luật. Cụ thể:

* Thứ nhất, nếu là cá nhân:

-         Phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế:

Đây là quy định thể hiện ý nghĩa của việc dịch chuyển tài sản của một người đã chết sang cho người còn sống để xác lập quyền sở hữu đối với phần di sản mà họ được hưởng khi người này nhận được di sản thừa kế. Sẽ là vô nghĩa khi tài sản của một người đã chết lại dịch chuyển cho một người đã chết khác. Hơn thế, khi người có tài sản muốn làm bổn phận của mình với người được hưởng di sản, đặc biệt là đối với những người thân thích trong gia đình để "nối dài" quyền sở hữu đối với tài sản.

Cá nhân là thai nhi  đòi hỏi khi được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế (đây là Điều kiện đòi hỏi đối với cá nhân trong trường hợp thừa kế theo di chúc và cả thừa kế theo pháp luật). Đối với người thừa kế theo luật cần đáp ứng thêm một điều kiện về quan hệ huyết thống giữa cá nhân này với người để lại di sản (quan hệ cha con). Nếu đứa trẻ sinh ra sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để  lại di sản chết thì đứa trẻ đó đã xác định là con của người để lại di sản, đứa trẻ đó là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản nếu khi sinh ra còn sống sau thờiđiểm mở thừa kế. Điều kiện này không cần phải xác định đối với cá nhân là người thừa kế theo di chúc. Vì cá nhân là người thừa kế theo di chúc không bắt buộc phải là người có một trong ba mối quan hệ về hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với người để lại di sản theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015. Về vấn đề này người bình luận nhận thấy cần phải ban hành thêm một khía cạnh liên quan đến quy định về thai nhi kèm theo điều kiện "thành thai khi người để lại di sản còn sống". Hiện nay, khoa học ngày càng phát triển thì vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học trở nên phổ biến và đáng được quan tâm, nhất là đối với những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muội và những người phụ nữ độc thân  muốn có con. Đặc biệt là đối với những cặp vợ chồng vô sinh, việc mang thai theo phương pháp truyền thống hết sức khó khăn vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, bằng sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật hiện đại, các cặp vợ chồng này có thể có con bằng cách thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm.

Thụ tinh nhân tạo là thủ thuận bơm tinh trùng của người chồng hoặc người cho tinh trùng vào tử cung của người phụ nữ có nhu cầu sinh con để tạo phoi. Còn thụ tinh trong ống nghiệp là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi. Như vậy, việc thụ thai sẽ không cần đến quá trình sinh hoạt sinh lý bình thường mà có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, người chồng có thể tiến hành lưu giữu tinh trùng trong trường hợp mong muốn cá nhân hoặc điều trị vô sinh rồi sau đó mới tiến hành hai phương pháp kể trên. Với dự liệu naỳ thì trên thực tế có thể xảy ra các trường hợp sau khi tiến hành sinh con theo phương pháp khoa học như sau:

-         Đang trong quá trình thực hiện thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm, chưa thành thai thì người chồng chết. Tinh trùng trong quá trình thực hiện  trên là của người cho tinh trùng (không phải của người chồng). Sau khi người chồng chết, thai nhi hình thành. Sau đó, từ bào thai này, một đứa bé sinh ra và còn sống

-         Đang trong quá trình thực hiện thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm, chưa thành thai thì người chồng chết. Tinh trùng trong quá trình thực hiện trên là của người chồng. Sau khi người chồng chết, thai nhi hình thành và sau đó một đứa bé được sinh ra và còn sống.

-         Người chồng gửi tinh trùng để điều trị vô sinh trong cơ sở lưu giữ, sau đó thì chết. Người vợ đến cơ sở y tế lấy tinh trùng để thụ thai. Đứa bé, sau đó thì chết. Người vợ đến cơ sở y tế để lấy tinh trùng để thụ thai. Đứa bé này sau đó được sinh ra và còn sống.

Đây là những trường hợp có thể xảy ra trên thực tế hiện nay, khi y học đang ngày càng phát triển với những ứng dụng khoa học tiên tiến. Ở trường hợp đầu tiên, dù về đứa bé sinh ra và người chồng đã chết không có quan hệ về mặt huyết thống nhưng theo Điều 20 của Nghị định số 12/ 2003 NĐ/CP, người chồng vẫn được xác định là cha của đứa trẻ:

"1. Trẻ ra đời do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân.

2. Những người theo quy định tại khoản 1 Điều này điều kiện xác định là cha, mẹ đối với trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản".

Theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 12 thì: "Con được sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không được quyền yêu cầu quyền thừa kế, quyền được nuôi dưỡng đối với người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi".

Đối với hai trường hợp còn lại, về mặt y học rõ ràng là những đứa trẻ đã được sinh ra theo phương pháp này co quan hệ quyết thống với người cha đã chết của mình. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, trong cả ba trường hợp đều thành thai sau khi người bố chết – người để lại di sản chết nên ba đứa sẽ không được công nhận là người thừa kế của những người này. Theo Điều 613 BLDS năm 2015: "Người thừa kế ... sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản thừa kế chết". Như vậy, khichúng sinh ra, quyền và lợi ích của chúng không được đảm bảo.

Những đứa trẻ được sinh ra trong ba tình huống kể trên được theo pháp luật vẫn coi là con của người bố đã chết đó. Nhưng trên thực tế, những đứa trẻ này lại không được coi là người thừa kế của họ. Rõ ràng, đây được coi là sự mâu thuẫn giữa các quy định của BLDS và luật chuyên ngành (luật riêng) về điều kiện của người thừa kế. Mục đích của việc quy định "phải thành thai trước khi người để lại di sản chết" là nhằm xác định huyết thống giữa người sinh ra sau thời điểm mở thừa kế với người đã chết, theo đó xác định đứa trẻ sinh ra sau thời điểm người để lại di sản chết có phải là con của họ hay không.

Về phương diện sinh học, hoàn toàn có thể xác định được cá nhân được sinh ra theo phương pháp khoa học có mối quan hệ huyết thống với người đã chết. Tuy nhiên, xét về mặt pháp lý, đứa tẻ sinh ra từ tinh trùng của người đã chết không được coi là con trong thời kỳ hôn nhân, không được xác định là còn của người đã chết. Hơn nữa Điều 613 BLDS năm 2005 quy định: "Người thừa kế là cá nhân phải là con còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết...".Như vậy, người thừa kế trước hết phải đáp ứng những yêu cầu nhất định: một là, còn sống tại thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống vào thời điểm mở thừa kế (nếu mất trong vòng 24h sau sinh thì không thuộc trường hợp này); hai là, người thừa kế phải là người đã thành thai trước khi người đẻ lại di sản chết. Hơn nữa trong giấy khai sinh của đứa trẻ, phần khai về người cha vẫn bỏ trống, nên không thể hiện bất cứ mối quan hệ nào giữa đứa trẻ và người cha về mặt pháp lý. Không có cơ sở pháp lý về mối quan hệ pháp lý cha –con nên đứa trẻ không phát sinh quyền nhân thân, tài sản gì với người cha đã mất. Và như vậy quyền thừa kế theo pháp luật di sản cho người "cha" đã chết không đặt ra đối với những đứa trẻ được sinh ra từ tinh trùng của người cha đã chết. Hơn nữa, "nếu công nhận những đứa trẻ được hình thành theo phương pháp khoa học là con của người để lại tinh trùng đã chết thì số lượng người thừa kế của một người chết để lại tinh trùng không ổn định, không biết khi nào thì một người thừa kế mới nữa ra đời phụ thuộc vào mong muốn sinh thêm con của người phụ nữ là vợ của người quá cố". Nên chăng phải có văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể vấn đề này theo hướng công nhận tư cách là người thừa kế cho thai nhi trường hợp này. Trường hợp này cũng được áp dụng thừa kế kế vị theo quy định của Điều 652 BLDS.

-         Người thừa kế không rơi vào trường hợp "không được quyền hưởng di sản" dó bị Tòa án "tước" quyền. Nếungười thừa kế rơi vào một trong những trường hợp "có hành vi bất xứng" được dự liệu tại khoản 1 Điều 621 BLDS thì người đó sẽ không được quyền hưởng di sản, bởi họ không còn người thừa kế.

-         Người thừa kế không rơi vào trường hợp " không được quyền hưởng di sản" dó chính người để lại di sản truất quyền bằng một di chúc có hiệu lực pháp luật. Đây là  một trong những quyền của người lập di chúc khi họ định đoạt bằng ý nguyện cuối cùng thể hiện trong nội dung của di chúc, ý nguyện của họ được pháp luật tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Khi người thừa kế bị truất quyền hưởng di sản thì họ không còn là người thừa kế. Vì thế những người này cũng không còn là người thừa kế.

Thứ hai, "người" thừa kế là cơ quan tổ chức:

Điều kiện bắt buộc là cơ quan tổ chức đó phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức được người để lại di sản chỉ định trong di chúc là người thừa kế mà không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì sẽ không được hưởng di sản. Ví dụ: Pháp nhân bị giải thể hoặc tuyên bố phá sản theo Luật doanh nghiệp năm 2014. Nếu pháp nhân chấm dứt do hợp nhất, sát nhập, chia tách pháp nhân thì phần di sản đãng nhẽ pháp nhân đó được hưởng sẽ được dịch chuyển như thế nào? Vấn đề nàu còn có hai quan điểm trái chiều trong việc xác định hệ quả của trường hợp trên. Người bình luận cho rằng nếu pháp nhân đã bị hợp nhất, sát nhập, chia tách trước thời điểm mở thừa kế thì pháp nhân này không có tư cách là người thừa kế.

Khi được xác định là người thừa kế thì kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có quyền và nghĩa vụ tài sản của người chết để lại. Quyền và nghĩa vụ tài sản của người hưởng thừa kế được xác định tại Điều 615 và Điều 620. Theo đó, từ thời điểm mở thừa kế người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

-         Có quyền nhận di sản thừa kế (hoặc theo di chúc hoặc theo pháp luật; hoặc vừa nhận phần theo di chúc, hoặc vừa nhận phần theo pháp luật).

-         Có quyền từ chối nhận di sản, trừ khi việc từ chối này nhằm để trốn tránh nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

-         Người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại theo quy định tại Điều 615. Theo quy định này người hường thừa kế chỉ phải thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại nhưng không vượt quá phần tài sản mà người này nhận được. Tuy nhiên, người thừa kế hoàn toàn có quyền tự nguyện thực hiện  nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại vượt quá phận mà họ được hưởng.

 


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)