Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155 - 0983017755
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Di chúc để lại tài sản (Điều 624).
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Bình luận:
Theo quy định này, ý chí của một cá nhân nhằm dịch chuyển tài sản của mình sau khi chết cho người khác được thông qua một di chúc. Sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm định đoạt tài sản được thông qua hành vi pháp lý để dịch chuyển quyền sở hữu nhằm định đoạt tài sản cho người khác sau khi người này chết.Về ngữ nghĩa cũng như tính chất pháp lý của di chúc, có thể nêu đặc điểm của di chúc như sau:
(1) Di chúc là giao dịch dân sự đơn phương của cá nhân
Di chúc là sự thể hiện ý chí của bên lập di chúc, bên lập di chúc là cá nhân thể hiện ý nguyện cuối cùng về việc sử dụng và định đoạt tài sản của mình sau khi qua đời. Đây là ý nguyện riêng của chính bản thân người để lại di sản và họ không quan tâm đến việc ngưởi hưởng di sản mà họ định đoạt trong di chúc có nhận hay không nhận di sản thừa kế...
(2) Di chúc có hiệu lực kể từ ngày người lập di chúc chết
Thời điểm có hiệu lực của di chúc phụ thuộc vào thời điểm người lập di chúc chết. "Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế" (Điều 643 BLDS, tức là thời điểm người lập di chúc chết. Vì thế, một di chúc được lập mặc dù đảm bảo các điều kiện (các yêu cầu) của pháp luật, nhưng khi người lập di chúc còn sống thì di chúc đó chưa có hiệu lực, những người hưởng thừa kế chưa có quyền yêu cầu thực hiện theo ý chí của người lập di chúc. Từ đặc điểm này, cho phép nêu đặc điểm tiếp theo như sau:
(3) Di chúc có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào
Di chúc thể hiện ý chí đơn phương của người lập di chúc, ý chí này không bị các ràng buộc hay phụ thuộc vào ý chí của người để lại di sản. Vì thế, người lập di chúc có quyền bằng ý chí cá nhân thay đổi nội dung hoặc hủy bỏ di chúc đã lập. Việc thau đổi hay hủy bỏ di chúc đã lập có thể do diễn biến tình cảm, có thể do Điều kiện thực tế và tình trạng tài sản của người thừa kế, hoặc là sự xuất hiện một số yếu tố mới trong quạn hệ thừa kế.
(4) Di chúc thể hiện sự định đoạt tài sản bằng một hành vi pháp lý của người lập di chúc
Một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản là: " được thừa kế tài sản" (khoản 5 Điều 170 BLDS). "Cá nhân có quyền định đoạt theo căn cứ này chính là việc dịch chuyển quyền sở hữu một phần hày toàn bộ tài sản của mình cho một hoặc nhiều người hưởng di sản, trong đó có thể bao gồm cả người được di tặng. Nếu nội dung của di chúc không thể hiện việc để lại tài sản cho ai thì di chúc không có nội dung định đoạt tài sản, không có ý chí về mặt vật chất. Trong khi đó, di chúc là căn cứ làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc.
(5) Di chúc phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định
Ý nguyện cuối cùng về việc dịch chuyển tài sản cho những người khác sau khi chết phải được thể hiện dưới một hình thức nhất đình: di chúc miệng hoặc di chúc viết. Hình thức của di chúc chứa đựng nội dung mà người lập di chúc đã xác định, hình thức của di chúc có tính xác thực mong muốn bên trong của người lập di chúc. Do vậy, di chúc đã lập mà không tuân thủ các Điều kiện về hình thức thì sẽ vô hiệu.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí