Người làm chứng cho việc lập di chúc (Điều 632). Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Người làm chứng cho việc lập di chúc (Điều 632).


Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

 

Bình luận:

Người làm chứng là người chứng kiến sự việc một cách khách quan, độc lập, không bị ràng buộc hoặc bị ảnh hưởng từ bất cứ yếu tố hay chủ thể nào mà liên quan đến sự việc mà họ chứng kiến trong việc lập di chúc của người đã chết. Điều luật trên cho phép mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc chỉ trừ các đối tượng sau:

Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của  người lập di chúc. Về việc nguyên tắc, người làm chứng là những người không có quyền và nghĩa vụ tài sản liên quan đến việc lập di chúc và người được chỉ định trong di chúc. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của  người lập di chúc là chủ thể trong quan hệ thừa kế. Những người này sẽ được hưởng di sản của người lập di chúc, cho nên họ không thể là người làm chứng trong việc lập di chúc. Việc định đoạt của người lập di chúc sẽ ảnh hưởng lớn tới quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Việc họ làm chứng sẽ không khách quản, dẫn đến người lập di chúc bị tác động về tâm lý, không thể tự do định đoạt theo ý chí của chính bản thân họ...

Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc. Những người có quyền và nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung của di chúc như người là đồng chủ sở hữu đối với phần tài sản định đoạt trong di chúc, hoặc người là chủ nợ hoặc con nợ của người lập di chúc là người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến di sản thừa kế, cho nên sẽ không đảm bảo tính khách quan khi có tranh chấp.

Thứ ba, Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhạn thức, không làm chủ được hành vi và hậu quả của hành vi thì không được làm chứng cho việc lập di chúc. So với Điều 654 BLDS năm 2005, thì khoản 1 và 2 được giữ nguyên, riêng khoản 3 của Điều luật này được thay đổi. "Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi" thì không được làm chứng cho việc lập di chúc. Đông thời lược bỏ "người không có năng lực hành vi dân sự", bởi nó được bao hàm trong "người chưa đủ 18 tuổi". Khoản 3 bổ sung hai đối tượng không được làm chứng cho việc lập di chúc, đó là "người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức,làm chủ hành vi". Việc bổ sung này là cần thiết và hợp lý với thể trạng có khả năng nhận thức của những người này.


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)