Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155 - 0983017755
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Đại diện theo ủy quyền (Điều 138).
Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật dân sự năm 2015 về đại diện theo uỷ quyền như sau:
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Bình luận:
Đại diện theo ủy quyền là ý chí của cá nhân, pháp nhân (người ủy quyền) ủy quyền cho bên kia là bên được ủy quyền (đồng thời là bên đại diện) nhân danh cvaf vì lợi ích của bên ủy quyền xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi đã ủy quyền.
Nếu bên ủy quyền là cá nhân thì cá nhân đó phải là có năng lực hành vi dân sự với nội dung ủy quyền mà pháp luật quy định, nếu bên ủy quyền là pháp nhân thì việc ủy quyền phải thông quy hành vi của người đại diện theo pháp luật của mình. Bên được ủy quyền (trở thành bên đại diện) có thể là cá nhân chưa thành niên nhưng phải từ đủ mười lăm tuổi nếu giao dịch mà người này đại diện để xác lập, thực hiện là giao dịch mà pháp luật cho phép người chưa thành niên xác lập, thực hiện.
Như vậy, quan hệ đại diện này là quan hệ nhân quả của quan hệ ủy quyền, quan hệ ủy quyền có thể xác lập thông qua một hợp đồng dân sự (hợp đồng ủy quyền), có thể thông hành vi ủy quyền mang tính hành chính (văn bản ủy quyền).
Nếu việc ủy quyền được xác lập thông qua hợp đồng ủy quyền thì phải có sự thảo thuận của cả hai nên và thông thường được xác lập giữa các bên không có mối quan hệ lao động với nhau. (Chẳng hạn, cá nhân ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân ủy quyền cho pháp nhân khác hoặc cho cá nhân không phải là người của pháp nhân).
Nếu việc ủy quyền được xác lập thông qua hành vi ủy quyền hành chính thì đó chính là ý chỉ của người có quyền đối với người có nghĩa vụ thực hiện nên việc ủy quyền này là ý chí của một bên (bên ủy quyền) còn người được ủy quyền bắt buộc phải thực hiện. Việc ủy quyền hành chính thường được thực hiện trong hoạt động của pháp nhân, theo đó, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ban hành Văn bản ủy quyền ủy quyền cho các thành viên khác của pháp nhân đại diện cho pháp nhân để xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự vì lợi ích của pháp nhân.
Theo tinh thần của BLDS năm 2015, ngoài cá nhân, các tổ chức chỉ được coi là chủ thể của quan hệ dân sự nếu có tư cách pháp nhân: Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành vên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho các bên tham gia giao dịch dân sự biết. (Khoản 1 Điều 101 BLDS năm 2015). Vì vậy, các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ giao đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thì người xác lập và thực hiện giao dịch là cá nhân được các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ủy quyền. Chẳng hạn, ông A đưa quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình ông thế chấp tại ngân hàng vay vốn phát triển nông nghiệp cho gia đình thì người vay trong hợp đồng tín dụng là ông A (không phải là hộ gia đình) nên trong hợp đồng tín dụng chỉ cssnf ông A ký. Tuy nhiên, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải có chữ ký của tất cả các thành viên trong hộ gia đình (đối với thành viên không có hoặc chưa có đủ năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật ký thay) hoặc có uywr quyền bằng văn bản của tất cả các thành viên hộ gia đình đó.
Thông qua việc nghiên cứu các quy đinh trong Điều luật này, có thể nhận thấy quy định tại khoản 2 chưa thật sự hợp lý. Theo quy định tại khoản 2 Điều này, người đại diện theo ủy quyền của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân được xác lập trên cơ sở các thành vien thỏa thuận "cử" cá nhân, pháp nhân khác. Điều này là không hợp lý, bởi khi sử dụng từ "cử" là nói đến quan hệ chấp hành, điều hành và thường gắn với quan hệ hành chính. Tuy nhiên, đại diện theo ủy quyền của các chủ thể được quy định tại khoản 2 Điều này không thể hình thành thông qua cử người giám hộ. Theo kiến nghị của chúng tôi, nên thay từ "cử" bằng hai từ "ủy quyền".
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí