Quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Hàng loạt các thông tư nghị định mới về giấy phép, thủ tục và quy trình thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp, cách thức đăng ký và hồ sơ thành lập công ty được chỉnh sửa và thay đổi. Hiện nay Việt Nam có thế hệ kế cận rất năng động và hướng đến là đất nước có nền kinh tế phát triển sánh vai với cường quốc năm châu trên thế giới, nên có rất nhiều các đơn vị và công ty được ra đời mỗi năm. Bài viết sau đây Luật Hoàng Sa sẽ cung cấp đến tất cả quý doanh nghiệp thêm những thông tin về quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp
Quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp

Quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp

Giai đoạn 1: Chuẩn bị giấy tờ tùy thân để thành lập doanh nghiệp 

Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2020, khi thành lập công ty, cá nhân cần chuẩn bị 1 trong các loại giấy tờ sau:

Giấy chứng minh nhân dân; hoặc thẻ căn cước công dân; hoặc hộ chiếu: bàn sao y, công chứng không quá 3 tháng

Số lượng: 1 thành viên/1 giấy tờ tùy thân.

Quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp
Quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp

Giai đoạn 2: Chuẩn bị thông tin thành lập công ty

Bước 1: Lựa chọn loại hình công ty định thành lập. Với Luật Doanh Nghiệp 2020, có 5 loại hình công ty cho khối doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có 3 loại hình công ty phổ biến thường được đăng ký, đó là: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty TNHH 1TV – có 1 thành viên, do 1 cá nhân làm chủ), công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên (Công ty TNHH 2TV – có từ 02 đến 50 thành viên) và công ty cổ phần (Công ty CP – có từ 03 thành viên trở lên). Bạn phải xác định được loại hình công ty mà bạn muốn thành lập, trước khi chuẩn bị các bước tiếp theo.

Bước 2: Xác định thông tin cá nhân của chủ sở hữu/thành viên công ty hoặc cổ đông. Xác định người đại diện theo pháp luật và chức danh cụ thể của người đại diện theo pháp luật. (Giám đốc/Tổng giám đốc)

Bước 3: Chuẩn bị tên công ty. Hiện tại, tên công ty/doanh nghiệp đã được đồng bộ hóa  dữ liệu trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Việc đăng ký tên công ty trùng hoặc gây nhầm lẫn sẽ không được chấp thuận khi đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Xác định vốn điều lệ của công ty. Tùy thuộc vào ngành nghề và đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của riêng bạn, hãy đăng ký vốn điều lệ phù hợp. Vốn điều lệ không chỉ ảnh hưởng đến năng lược hoạt động của công ty bạn (về mặt pháp lý) mà còn ảnh hưởng đến số thuế môn bài phải nộp hằng năm. Vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống, lệ phí môn bài: 2tr/năm. Trên 10 tỷ, lệ phí môn bài: 3tr/năm

Bước 5: Xác định địa chỉ trụ sở chính. Địa chỉ trụ sở chính phải thuộc quyền sỡ hữu hợp pháp của doanh nghiệp. Địa chỉ trụ sở chính khi đăng ký thành lập công ty phải rõ ràng từ mức địa chỉ cấp 4, bao gồm: số nhà, tên đường/thôn/xóm/ấp – Xã/phường/Thị trấn – Quận/Huyện/Thị Xã/Thành phố trực thuộc tỉnh – Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương.
Bước 6: Xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được đăng ký không hạn chế các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, ngành nghề phải được mã hóa và đăng ký theo mã ngành cấp 4 đã được quy định tại quyết định 27/2018/QĐ-TTg. 

Bước 7: Ngoài ra, theo Luật Doanh Nghiệp 2020 có quy định, khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký số điện thoại công ty. Số điện thoại này có thể là số điện thoại bàn hoặc số điện thoại di động.

Chuẩn bị thông tin thành lập công ty
Chuẩn bị thông tin thành lập công ty

Giai đoạn 3: Soạn thảo hồ sơ và quy trình nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Hồ sơ thành lập công ty

Hồ sơ mở công ty sẽ bao gồm những mẫu biểu đã được quy định cụ thể tại Luật Doanh Nghiệp 2020 và Nghị định số 01/2021/NĐ-CP. Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp cụ thể, sẽ có những mẫu biểu khác nhau. Nhưng cơ bản, sẽ bao gồm những mẫu biểu sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Mẫu bắt buộc theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
  • Phụ lục I-2: áp dụng cho công ty TNHH Một Thành Viên
  • Phụ lục I-3: áp dụng cho công ty TNHH Hai thành viên trở lên
  • Phụ lục I-4: áp dụng cho công ty cổ phần
  • Danh sách thành viên góp vốn đối với công ty TNHH Hai Thành viên trở lên; Danh sách cổ đông góp vốn đối với công ty Cổ Phần
  • Điều lệ công ty được soạn thảo dựa theo luật doanh nghiệp 2020
  • Giấy ủy quyền cho người trực tiếp thực hiện việc nộp hồ sơ tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư (nếu cá nhân đi nộp không phải là đại diện pháp luật của công ty)
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân (Chứng minh nhân dân/Căn Cước Công Dân/Hộ chiếu) sao y, bản chính không quá 03 tháng của tất cả các thành viên công ty/chủ sở hữu. Và giấy tờ cá nhân sao y bản chính không quá 03 tháng của người được ủy quyền làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp (Nếu có)

Lưu ý: tất cả các thành viên công ty/chủ sở hữu ký tên vào các hồ sơ được liệt kê bên trên. Nên ký hồ sơ bằng mực xanh và chữ ký nên đồng nhất giữa tất cả hồ sơ.

Ngay sau đây, Song Kim gởi đến các bạn các mẫu biểu để soạn hồ sơ thành lập công ty mới nhất, được áp dụng từ ngày 01/05/2021 theo thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT.

Soạn thảo hồ sơ và quy trình nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Soạn thảo hồ sơ và quy trình nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Quy trình nộp hồ sơ thành lập công ty và thời gian trả kết quả đăng ký doanh

Cách 1: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tiếp tại sở KH-ĐT

  • Bước 1: Soạn, ký hồ sơ và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tùy thân như đã liệt kê bên trên
  • Bước 2: Đến Phòng Đăng Ký Kinh Doanh – Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để nộp hồ sơ
  • Bước 3: Chuyên viên phòng Đăng Ký Kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của bộ hồ sơ và bàn giao cho doanh nghiệp 1 biên nhận có ghi rõ ngày trả kết quả đăng ký doanh nghiệp (03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ)
  • Bước 4: Doanh nghiệp căn cứ theo lịch hẹn trên giấy biên nhận để nhận kết quả thành lập công ty.
  • Sẽ xảy ra 2 trường hợp:
  • Bước 4.1: Nếu hồ sơ không có sai sót: Phòng Đăng Ký Kinh Doanh sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
  • Bước 4.2: Nếu hồ sơ có sai sót như: tên công ty bị trùng, gây nhầm lẫn, ngành nghề kinh doanh đăng ký sai mã ngành, địa chỉ công ty không hợp lệ,…Chuyên viên sẽ hướng dẫn doanh nghiệp lại hoàn thiện hồ sơ. Khi đó, doanh nghiệp phải soạn lại hồ sơ theo hướng dẫn và nộp lại hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp đã điều chỉnh. Lúc này, doanh nghiệp phải chờ thêm 03 ngày làm việc để nhận kết quả thành lập công ty

Kết luận: khi nộp hồ sơ trực tiếp (hồ sơ soạn và nộp thủ công) thời hạn tối thiểu từ ngày nộp hồ sơ đến ngày có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tối thiểu là 03 ngày làm việc.

  • Ưu điểm: không cần tìm hiểu quy trình nộp hồ sơ qua mạng. Soạn hồ sơ là có thể nộp được ngay.
  • Nhược điểm:
    • Tại Tp.HCM và Hà Nội, Sở Kế Hoạch Đầu Tư hiện tại không nhận hồ sơ trực tiếp, việc thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty tất cả phải làm online qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
    • Nếu xảy ra sai sót, cần bổ sung hồ sơ, thì việc đi lại sẽ rất mất thời gian

Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp trực tuyến

  • Bước 1: Đăng nhập cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng tài khoản đăng ký kinh doanh
  • Bước 2: Tạo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo từng đề mục của mà hệ thống yêu cầu
  • Bước 3: Scan hồ sơ đã soạn và tải file đính kèm
  • Bước 4: Ký xác thực và nộp hồ sơ vào phòng đăng ký kinh doanh
  • Bước 5: Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký qua mạng, hệ thống sẽ gởi email thông báo về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký. 
  • Có 2 trường hợp xảy ra:
  • Bước 6.1: nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp tiến hành in thông báo chấp thuận được gởi từ cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia, cùng giấy ủy quyền (nếu có): và liên hệ phòng đăng ký doanh nghiệp để nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Bước 6.2: nếu hồ sơ cần bổ sung, điều chỉnh thông tin, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Sở KH-ĐT sẽ phản hồi qua email các lỗi cần chỉnh sửa. Doanh nghiệp chỉ cần chỉnh sửa theo yêu cầu và nộp lại hồ sơ. Và 03 ngày làm việc kế tiếp, Sở KH-ĐT sẽ phản hồi kết quả thông qua email. Khi đó, doanh nghiệp làm theo bước 6.1, 01 ngày sau sẽ nhận được GPKD

Kết luận: khi nộp hồ sơ thông qua hệ thống đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Kể từ ngày nộp hồ sơ đến khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 03 ngày làm việc

  • Ưu điểm:
    • Hồ sơ được hướng dẫn rất cụ thể qua email được phản hồi từ phòng đăng ký kinh doanh – Sở KH-ĐT tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. Nếu có sai sót, doanh nghiệp không cần đến sở KH-ĐT để được hướng dẫn, hạn chế thời gian đi lại
    • Không phải đến nộp hồ sơ trong 1 khung giờ hạn hẹp nếu đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Tp.Hồ Chí Minh và Hà Nội.
  • Nhược điểm: Phải nhập thông tin thành đăng ký thành lập công ty 2 lần: lần 1 - tại cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Lần 2 - tại bộ mẫu biểu đăng ký thành lập công ty được quy định tại Nghị định 01/2021/ND-CP. Việc cập nhật thông tin công ty 2 lần có thể xảy ra việc sai lệch thông tin khi nhập liệu.
Quy trình nộp hồ sơ thành lập công ty và thời gian trả kết quả đăng ký doanh
Quy trình nộp hồ sơ thành lập công ty và thời gian trả kết quả đăng ký doanh

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói giá rẻ - Luật Hoàng Sa

Có thể thấy, với nỗ lực đơn giản hóa thủ tục hành chính của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, việc thực hiện thủ tục thành lập công ty từ năm 2021 đã đơn giản hơn rất nhiều. Nhưng đối với các cá nhân thành lập công ty lần đầu, sẽ có không ít khó khăn khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh. Vì thế, nếu bạn cần sử dụng dịch vụ thành lập công ty thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ cụ thể hơn.


Xem thêm thông tin:



       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)