Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Trước khi thành lập công ty điều cơ bản đầu tiên bạn cần nắm được đó là những thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn cần phải làm. Bài viết này Luật Hoàng Sa sẽ hướng dẫn bạn đầy đủ các thủ cần có trước khi thành lập công ty ngay sau đây.

Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn
Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?

Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. 

Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 Luật Doanh nghiệp 2020.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). 

Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

(Khoản 7 Điều 2, khoản 1 Điều 46, khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020).

Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì
Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì

Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn

Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn, gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

- Điều lệ công ty.

- Danh sách thành viên.

- Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định Luật Đầu tư.

– Danh sách thành viên công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
– Văn bản chứng minh trụ sở nếu công ty có ghi trụ sở của công ty theo số tầng của tòa nhà;
– Chứng chỉ hành nghề gốc nếu ngành nghề có yêu cầu chứng chỉ hành nghề;
– Giấy chứng nhận ký quỹ đối với các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định;
– Trường hợp thành viên là tổ chức có thêm văn bản ủy quyền đại diện quản lý phần vốn góp;
– Văn bản ủy quyền cho bên thuê đơn vị công ty luật hỗ trợ.

Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn
Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn

Vì sao công ty TNHH và công ty cổ phần phổ biến hơn loại hình khác?

Xét về trách nhiệm trong doanh nghiệp

  • Công ty cổ phần, công ty TNHH: Chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp/ số cổ phần đã mua và đã đăng ký mua.

Như vậy, thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH sẽ ít rủi ro hơn so với loại hình còn lại, do chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp.

Xét về khả năng huy động vốn

  • Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh: Không phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Công ty cổ phần: Có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác để huy động vốn. Phát hành cổ phần là quyền lợi chỉ có công ty cổ phần mới có.
  • Công ty TNHH: Cả công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều được phát hành trái phiếu.

Trước đây chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phần cổ phiếu, nhưng theo Luật doanh nghiệp mới nhất, công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên cũng được phát hành trái phiếu. Như vậy, xét về khả năng huy động vốn 2 loại hình này chiếm ưu thế hơn hẳn các loại hình khác.

Xét về góc độ quản lý doanh nghiệp

Xét về phương diện quản lý doanh nghiệp thì công ty cổ phần và công ty TNHH sẽ có nhiều lợi thế hơn, vì có nhiều cổ đông/thành viên góp vốn tham gia điều hành công việc kinh doanh nên có thể san sẻ áp lực, các thành viên có trình độ kiến thức khác nhau nên có thể bổ sung cho nhau kỹ năng quản trị doanh nghiệp.

Trong khi đó, loại hình doanh nghiệp tư nhân người chủ sẽ chịu nhiều áp lực hơn do phải 1 mình quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Còn loại hình công ty hợp danh, dù được quy định trong Luật doanh nghiệp hiện hành nhưng trên thực tế loại hình công ty này chưa phổ biến.

⇒ Như vậy, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn được lựa chọn nhiều hơn vì những lợi thế trên so với các loại hình khác. Ngoài ra, trong Luật Doanh nghiệp 2020 có nhiều quy định thay đổi ưu tiên cho 2 loại hình doanh nghiệp này.

Vì sao công ty TNHH và công ty cổ phần phổ biến hơn loại hình khác
Vì sao công ty TNHH và công ty cổ phần phổ biến hơn loại hình khác

Trên đây là toàn bộ những thông tin về quá trình thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn. Nếu trong quá trình thực hiện thủ tục có bất kỳ  vướng mắc nào mà không thể tự giải quyết, vui lòng liên hệ Công ty Luật Hoàng Sa để được tư vấn miễn phí ngay hôm nay.


Xem thêm thông tin:


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155 - 0983017755
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)