Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

ĐIỀU 186. TỘI TỪ CHỐI HOẶC TRỐN TRÁNH NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG


Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

BÌNH LUẬN

1. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng là hành vi của người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho người được cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án, mặc dù có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ đó nhưng đã từ chối hoặc trốn tránh thực hiện dẫn đến hậu quả làm cho người được cấp dưỡng bị lâm vào tình trạnh nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc tuy đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó rồi mà vẫn tiếp tục vi phạm.

2. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

* Khách thể: Khách thể của tội phạm là quyền được cấp dưỡng từ những người thân trong cùng một gia đình. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014, nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

* Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm thể hiện bằng một hoặc cả hai hành vi sau: 1) từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng: chối bỏ, không thừa nhận nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng; 2) trốn tránh nghĩa vụ dưỡng: né tránh, bỏ trốn hoặc chây ỳ trong việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Hành vi trong mặt khách quan của Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng chứa đựng một trong hai dấu hiệu bắt buộc sau: 1) trước đó đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính song chủ thể vẫn tiếp tục thực hiện: hoặc 2) gây ra hậu quả nhất định cho xã hội. Trong đó, dấu hiệu thứ nhất - đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính - là một đặc điểm quan trọng để phân biệt hành vi là tội phạm hay chỉ là vi phạm hành chính; dấu hiệu thứ hai - gây hậu quả nhất định cho xã hội - chính là những hậu quả cụ thể được luật hình sự quy định.

Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc để định tội khi mà hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng trước đó chưa từng bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo quy định của Điều 186, hậu quả của tội phạm là làm cho người được cấp dưỡng bị lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe.

Điều kiện và hoàn cảnh phạm tội là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm này, theo đó, nghĩa vụ cấp dưỡng phải được ấn định bằng quyết định của Tòa án, đồng thời người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ đó. Trường hợp chưa có quyết định của Tòa án hoặc bản thân chủ thể đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn mà không thể hoặc chậm, muộn trong việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án thì không cấu thành tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.

* Mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý, thể hiện ở việc mặc dù Tòa án đã có quyết định về nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng chủ thể vẫn từ chối hoặc trốn tránh việc thực hiện, hơn nữa, người phạm tội còn có thái độ chống đối pháp luật, vì mặc dù biết rõ hành vi của mình là trái pháp luật hôn nhân và gia đình, thậm chí đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này nhưng vẫn có ý tiếp tục từ chối hoặc trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

* Chủ thể: Chủ thể của tội phạm là những người có năng lực trách nhiệm hình sự từ đủ 16 tuổi trở lên và thuộc nhóm người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, theo đó, nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

3. Về hình phạt

Người phạm tội có thể bị cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm theo quy định của Điều 186 Bộ luật hình sự.


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)