Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Tội môi giới hối lộ (điều 365)
Theo điều 365, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội môi giới hối lộ như sau:
1. Người nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
6. Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
7. Người nào môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Như vậy, đối với tội môi giới hối lộ thì mức phạt tù cao nhất lên đến 15 năm.
Bình luận
1. Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi là hành vi trực tiếp hoặc qua trung gian nhận bất kỳ lợi ích nào dưới mọi hình thức theo phapr luật luật hình sự quy định để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm.
2. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm
* Khách thể của tội phạm: xâm phạm trực tiếp đến tính đúng đắng trong hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội.
* Mặt khách quan của tội phạm:
(i) Hành vi khách quan: hành vi nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất. Hình thức nhận có thể trực tiếp cũng có thể qua trung gian.
Hành vi nêu trên cấu thành tội khi giá trị tài sản từ hai triệu đồng trở lên hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm. Đối với hành vi nhận lợi ích phi vật chất, giá trị không được tính bằng tiền. Cũng tương tự như đối với các tội đưa hối lộ, môi giới đưa hối lộ, Bộ luâ thình sự năm 2015 đã bỏ tình tiết định tội “ dưới 02 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng ” nhằm bảo đảm tính minh bạch và thống nhất trong thực thi và áp dụng pháp luật, trước tiên là pháp luật hình sự.
Giữa người nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn tồn tại mối quan hệ nhất định và người phạm tội đã lợi dụng mối quan hệ này để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích và do có mối quan hệ này người có việc mới tin và đưa tài sản cho họ.
* Chủ thể của tội phạm: người có quan hệ và ảnh hưởng nhất định đối với người có chức vụ, quyền hạn.
* Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi cố ý trực tiếp, động cơ, trục lợi.
Tình tiết tăng nặng:
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm.
3. Về hình phạt
Hình phạt cao nhất đối với tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi là 10 năm. Theo đó, các khung hình phạt được phân hóa như sau:
Khung cơ bản:
Cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Có thể thấy, so với Bộ luật hình sự năm 1999, Bộ luật hình sự năm 2015 đã sửa đổi bổ sung thêm hình phạt cải tạo không giam giữ đồng thời giảm mức án phạt tù từ một năm đến năm năm (theo Bộ luật hình sự năm 1999) xuống còn từ 06 tháng đến 03 năm.
Khung tăng nặng:
Nếu trong Bộ luật hình sự năm 1999, khung tăng nặng chỉ có một khung duy nhất là hình phạt tù từ ba năm đến mười năm thì Bộ luật hình sự năm 2015 đã tách thành hai khung tăng nặng để bảo đảm sự hợp lý, khoa học, thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật và phù hợp với tính phức tạp của tội phạm. Theo đó:
+ Khung tăng nặng thứ nhất: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm;
+ Khung tăng nặng thứ hai: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm;
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (Bộ luật hình sự năm 1999 quy định : “ Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền hoặc giá trị tài sản đã trục lợi”).
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí