Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật (điều 372)

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật (điều 372)


Theo điều 372, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật như sau:

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án làm trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Dẫn đến ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật;

c) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt khác;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

a) Dẫn đến làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội;

     b) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, đối với tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật thì mức phạt tù cao nhất lên đến 10 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 


Bình luận

1. Bộ luật hình sự năm 2015 thay thế thuật ngữ “nhân viên tư pháp” trong tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật của Bộ luật hình sự năm 1999 bằng thuật ngữ “người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp”.

Ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật, được hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp (thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan thi hành án) làm không đúng các quy định của pháp luật về tố tụng và pháp luật thi hành án.

2. Các yếu tố cấu thành tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật

a.      Mặt khách quan

 Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

+ Về hành vi: Có hành vi sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để gây sức ép về tâm lý (như dọa kỷ luật, dọa sẽ cách chức hoặc dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác,…) đối với nhân viên tư pháp (là nhân viên công tác trong cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án, Thi hành án nhằm buộc họ làm những việc trái pháp luật). Ví dụ: Chánh án Toà án cấp huyện dùng quyền hạn của mình ra lệnh cho thư ký Toà án không được thụ lý vụ án dân sự thuộc thẩm quyền mà theo quy định thì Toà án phải thụ lý, giải quyết.

Đặc trưng của tội này là việc sử dụng chức vụ, quyền hạn không có mục đích vì vụ lợi hoặc để trục lợi, khác hẳn với dấu hiệu mục đích vì vụ lợi hoặc để trục lợi ở các tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

-  Hành vi ép buộc nêu trên có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản.

-  Nhân viên tư pháp nêu trong điều luật này là những người đang thực hiện những công việc nhất định trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án như: Thư ký Toà án và cán bộ, công chức khác công tác trong cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan thi hành án.

-  Những việc làm trái pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được hiểu là những việc làm (hành vi tố tụng) không đúng với các quy định của pháp luật về tố tụng (về hình sự, dân sự, lao động, hành chính, kinh tế ) và pháp luật về thi hành án.

+ Về hậu quả: Hành vi nêu trên phải gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng thì mới bị xử lý về tội này.

b.       Khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án và cơ quan thi hành án. Ngoài ra còn xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.

c.        Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

d.       Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là những người có chức vụ, quyền hạn (có thể trong các cơ quan tiến hành tố tụng, nhưng cũng có thể là cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội) và có mối quan hệ quyền lực có ảnh hưởng đến nhân viên tư pháp như cấp trên với cấp dưới, Thủ trưởng với cán bộ nhân viên thuộc cơ quan tư pháp đó,…

3. Về hình phạt

 Mức hình phạt đối với tội này được chia thành ba khung, cụ thể như sau:

+ Khung một (khoản1)

Có mức hình phạt là phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Được áp dụng trong các trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan và chủ quan.

+ Khung hai (khoản 2)

Phạm tội một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

-  Phạm tội 02 lần trở lên;

-  Dẫn đến ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật;

-  Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt khác;

-  Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

-  Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

+ Khung ba (khoản 3)

 Phạm tội một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

-  Dẫn đến làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm;

-  Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên

+ Hình phạt bổ sung (khoản 4)

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155 - 0983017755
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)