Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Tội đào nhiệm (điều 363)
Theo điều 363, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội đào nhiệm như sau:
1. Người nào là cán bộ, công chức, viên chức mà cố ý từ bỏ nhiệm vụ công tác gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Lôi kéo người khác đào nhiệm;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;
c) Phạm tội trong hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc trong trường hợp khó khăn đặc biệt khác của xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, đối với tội đào nhiệm thì mức phạt tù cao nhất lên đến 07 năm.
Bình luận
1. Tội đào nhiệm là hành vi cố ý từ bỏ nhiệm vụ công tác của cán bộ, công chức, viên chức gây hậu quả nghiêm trọng cho lợi ích Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
2. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm
* Khách thể của tội phạm: tội đào nhiệm xâm phạm trực tiếp đến tính đúng đắn trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội.
* Mặt khách quan
Hành vi khách quan: mặt khách quan của tội đào nhiệm được đặc trưng bởi hành vi khách quan. Hành vi khách quan của tội này là hành vi từ bỏ nhiệm vụ công tác. Từ bỏ nhiệm vụ công tác là tự mình không thực thi công việc được giao. Trọng thực tế, hành vi từ bỏ công việc công tác thường là không thực hiện nhiệm vụ được giao và rời bỏ nơi đang công tác. Trong trường hợp không chấp hành lệnh điều động, thuyên chuyển sang công tác khác hoặc địa điểm khác cũng được coi là từ bỏ nhiệm vụ công tác.
Tội đào nhiệm hoàn thành khi hành vi từ bỏ nhiệm vụ cộng tác đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, làm thiệt hại đáng kể cho lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Hậu quả: Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu định tội bắt buộc của tội đào nhiệm. Tuy nhiên, hậu quả nghiêm trọng như thế nào thì không được Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi lượng hoá cụ thể như Bộ luật hình sự năm 2015 ban đầu.
* Chủ thể: Chủ thể của tội đào nhiệm là chủ thể đặc biệt. Người phạm tội phải là cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan Nhà nước, tổ chức xác hội.
* Mặt chủ quan: Lỗi cố ý.
Tình tiết tăng nặng:
+ Lôi kéo người khác đào nhiệm;
+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;
+ Phạm tội trong hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc trong trường hợp khó khăn đặc biệt khác của xã hội.
3. Về hình phạt
Khung cơ bản: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khung tăng nặng: phạt tù từ 02 năm đến 07năm.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí