Khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp (điều 367)

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp (điều 367)


Bình luận

1. Điều 292 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định khái niệm về các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp theo hướng hẹp, chỉ trong phạm vi hoạt động của các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử, thi hành án và do đó, chưa bao quát hết phạm vi các chủ thể tham gia hoạt động tư pháp. Bộ luật hình sự năm 2015 mở rộng khái niệm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp một cách khái quát “ là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng  và thi hành án”.

2. Hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi có khả năng làm cho các hoạt động tố tụng và thi hành án trở nê không bình thường, không đúng đắn. Tính đúng đắn ở đây được hiểu là hoạt động theo đúng pháp luật, trên cơ sở pháp luật và theo tinh thần của pháp luật. Như vậy, khách thể của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Khách thể trực tiếp của tội xâm phạm hoạt động tư pháp còn có thể là các quan hệ nhân thân được thể hiện dưới hình thức quyền và lợi ích chính đáng của con người hay quan hệ sở hữu.

3. Về hành vi khách quan. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp có thể được thể hiện dưới hình thức vi phạm các quy định pháp luật trong hoạt động tư pháp. Các quy định này nhằm đảm bảo cho cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hoạt động một cách đúng đắn. Đó có thể là các quy định của pháp luật về nội dung cũng như pháp luật về hình thức trong tất cả các lĩnh vực hình sự, dân sự hôn nhân và gia đình, lao động, hành chính, đất đai,…

Hành vi xâm, phạm hoạt động tư pháp có thể là hành động như trong trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội, ép buộc nhân viên tư pháp làm trái luật…Cũng có thể được thực hiện bằng không hành động như trong trường hợp thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn không thi hành án, không tố giác tội phạm.

Xét về tính chất, hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp có thể là:

+ Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn vi phạm quy định của pháp luật.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc, mua chuộc để người người khác vi phạm pháp luật.

+ Hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các phán quyết của cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án.

+ Hành vi không thực hiện nghĩa vụ công dân giúp đỡ các cơ quan tư pháp thực hiện nhiệm vụ của mình.

Hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà các tội xâm phạm họat động tư pháp gây ra hoặc có thể gây ra trước hết là thiệt hại cho hoạt động tư pháp. Thiệt hại này có thể được thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như làm sai lệch tiến trình tố tụng, cản trở quá trình tố tụng.

Bên cạnh các thiệt hại mà tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp gây ra hoặc có thể gây ra cho hoạt động bình thường của các cơ quan tư pháp trong quá trình tố tụng, chúng còn gây ra những thiệt hại khác như thiệt hại về quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước (thí dụ như quyền bất khả xâm phạm về tự do thân thể, về chỗ ở, các quyền tự do, dân chủ của công dân).

4. Chủ thể của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp

Chủ thể của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp có thể là chủ thể đặc biệt hoặc chủ thể thường tuy thuộc vào từng tội phạm cụ thể. Có thể phân chia thành các nhóm sau:

+ Các bộ nhân viên của cơ quan tư pháp có nghĩa vụ thực hiện hoạt động tố tụng.

+ Người của các cơ quan tổ chức bổ trợ tư pháp có trách nhiệm thực hiện các hoạt động bổ trợ tư pháp

+ Các cá nhân khác có chức vụ quyền hạn hoặc không có chức vụ quyền hạn.

5. Mặt chủ quan của tội xâm phạm hoạt động tư pháp

Tất cả các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn – Điều 376) đều được thực hiện do cố ý.

Động cơ và mục đích của tội phạm không phải là dấu hiệu định tội trong tất cả các cấu thành tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp.


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)