Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Thừa kế thế vị. Công ty Luật Hoàng Sa

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Thừa kế thế vị theo Bộ luật dân sự.


Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015

“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

 


Bình luận:

Theo quy định nêu trên thì: Thừa kế thế vị là việc con thay thế vị trí của bố hoặc mẹ đẻ nhận di sản thừa kế từ ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cụ nội, cụ ngoại nếu bố mẹ đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với những người này. Phần di sản mà người con được hưởng trong di sản của người để lại thừa kế nói trên là phần di sản mà bố hoặc mẹ của họ được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Theo đó, các điều kiện để cháu hoặc chắt được hưởng thừa kế thế vị là:

-   Con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ngiowif để lại di sản( cháu được thừa kế thế vị); cháu cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản( chắt được thừa kế thế vị). Hay nói cách khác, điều kiện đầu tiên làm phát sinh quan hệ thừa kế kế vị đó là phải xảy ra sự kiện cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với ông bà (nội, ngoại) hoặc các cụ (nội, ngoại).

-   Những người thế vị phải là người có quan hệ hàng thừa kế thứ nhất và người thế vị luôn luôn ở vị trí đời sau tức là chỉ có con thế vị cha, mẹ để hướng di sản của ông bà hoặc các cụ.

-   Giữa họ phải có quan hệ huyết thống trực hệ( chỉ có con đẻ thay thế vị tri của cha, mẹ đẻ).

-   Người thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Xuất phát từ lý luận người chết không thể co năng lực chủ thể để tham gia vào bất kì quan hệ pháp luật nào do đó pháp luật Việt Nam đã quy định thừa lế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp một người chưa sinh ra vào thời điểm mở thừa kế thì người đó phải là người đã thành thai trước khi người để lại di sản chết và phải sinh ra còn sống sau thời điểm mở thừa kế.

-   Khi còn sống người cha hoặc mẹ của người được thế vị phải có quyền được hưởng di sản của người chết( nếu bị tước hoặc bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thì con hoặc cháu cuả những người này không thể thế vị).

-   Bản thân người thế vị không bị tước quyền thừa kế theo khoản 1 Điều 644 BLDS năm 2015.

Như vậy, thừa kế thế vị chỉ xảy ra ở hàng thừa kế thư nhất( Điều 652 BLDS). Trong hàng thừa kế thứ nhất, người thừa kế thế vụ được hưởng di sản chỉ có thể là cháu hoặc chắt. Tức là sự thế vị chỉ áp dụng cho đối tượng thuộc trực hệ đến đời thứ ba với điều kiện cháu phải sống vào thời điểm ông bà chết mới là người thừa kế thế vị tài sản của các cụ. Cháu sinh ra khi ông bà chết nhưng đã thành thai khi ông bà còn sống cũng là người thừa kế thế vị của ông bà (đối với chắt cũng vậy) nhưng khi sinh ra nó phải còn sống. Các thừa kế nhận di sản với tư các là nguwoif thế vị sẽ phải chia nhau( chia đều) phần mà người cha hay người mẹ, người ông hoặc người bà chúng nếu còn sống sẽ được hưởng.

Ví dụ: Ông A có khối di sản để lại là 90 triệu đồng. Ông có vợ là B, có con là C và D. C có con là T và H; D có con là  M và N. C chết trước A, D và M chết cùng thời điểm với A. Ông A chết không để lại di chúc. Nếu có người yêu cầu chia di sản thừa kế của ông A thì vụ việc sẽ được giải quyết như sau: Theo quy định của Điều 676 BLDS hàng thừa kế thứ nhất của ông A là bà B, anh C và anh D nhưng C chết trước A nên T, H thay C để hưởng di sản của A, đồng thời D và anh M đều chết cùng thời điểm với A nên N thay M để hưởng di sản của A. Cu thể: 90 triệu đồng:3=30 triệu đồng (B=C=M). Trong đó H, T thế vị hưởng phần của C (30:2=15 triệu đồng). N thế vị hưởng phần của M=30 triệu đồng.

Theo nội dung trên xem xét một cách cụ thể và rạch ròi thì có các trường hợp thừa kế thế vị sau:

-   Cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông bà.

Trường hợp cha đẻ chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với ông nội thì khi ông nội chết con sẽ thay thế vị trí của cha để thừa kế từ di sản mà ông nội để lại đối với phần di sản mà cha mình được hưởng nếu còn sống. Nếu cha đẻ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với bà nội thì khi bà nội chết con sẽ thay thế vị trí của cha để thừa kế từ di sản mà bà nội để lại đối với phần di sản mà cha mình được hưởng nếu còn sống.

Trường hợp mẹ đẻ chết trươc hoặc chết cùng một thời điểm với ông ngoại thì khi ông ngoại chết con sẽ thay thế vị trí của mẹ để thừa kế từ di sản mà ông ngoại để lại đối với phần di sản mà mẹ mình được hưởng nếu còn sống. Nếu mẹ đẻ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với bà ngoại thì khi ông ngoại chết con sẽ thay thế vị trí của cha mẹ để thừa kế từ di sản mà bà ngoại để lại đối với phần di sản mà mẹ mình được hưởng nếu còn sống.

Ngoài ra, thừa kế thế vị được xem xét kết hợp giữa huyết thống với nuôi dưỡng giữa người để lại di sản với con cháu của người đó nên khi xác định cháu có được thế vị hay không, cần căn cứ theo 3 yếu tố sau:

Thứ nhất: A sinh ra B và B sinh ra C thì đương nhiên cháu sẽ được thế vị trong mọi trường hợp nếu có đủ các điều kiện theo luật định.

Thứ hai: A nhận nuôi B và B nhận nuôi C thì thế vị không được đặt ra trong mọi trường hợp. Vì con nuôi của một người không đương nhiên trở thành cháu nuôi của người khác.

Thứ ba: A nhận nuôi B và B sinh ra C thì được thừa kế thế vị. Khi con nuôi chết trước cha nuôi mẹ nuôi thì con của người con nuôi đó “được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống”.

-   Chắt thế vị cha hoặc mẹ hưởng di sản của cụ.

Để dễ hình dung và nhận biết nhanh, có thể xem xét từng chủ thể bằng cách diễn đạt sau: A sinh ra B, B sinh ra C, C sinh ra D.

-   Trong trường hợp ông nội, ông ngoại, bà nội, bà ngoại được dự liệu là B, chết trước người để lại di sản(cụ A), được dự liệu là cha, mẹ của B, C cũng chết trước người để lại di sản nhưng chết sau ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại thì chắt D được hưởng phần di sản mà cha, mẹ mình được hưởng nếu còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết. Lúc này, C thế vị B hưởng thừa kế di sản của A đối với phần di sản mà B được hưởng nếu còn sống và D thế vị C hưởng di sản mà C được hưởng nếu còn sống.

+Trong trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại (B) và cha, mẹ (C) chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (A) thì chắt (D) được hưởng phần di sản mà cha, mẹ mình được hưởng nêu còn sống vào thời điểm mở thừa kế.

+Trong trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại (B) chết trước người để lại di sản (A), cha, mẹ (C) chết sau ông bà nhưng chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt (D) được hưởng phần di sản mà cha, mẹ mình được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế.

Có thể nói, thừa kế thế vị được diễn ra phụ thuộc vào một sự kiện pháp lý- sự kiện cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông bà nội, ngoại hoặc của các cụ nội, ngoại là điều kiện để cháu được hưởng thừa lế thế vị. Song, Điều 652 còn quy định: “Cháu hoặc chắt chỉ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu hoặc chắt được hưởng nếu còn sống”. Như vậy, dù cha hoặc mẹ của cháu hoặc chắt có chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông bà nội ngoại hoặc cụ nội, ngoại nhưng nếu cha hoặc mẹ khi còn sống không có quyền dưởng di sản do bị tước thì cháu hoặc chắt cũng không được hưởng thừa kế thế vị. Người bình luận cho rằng quy định này không hợp lý, vì:

Thứ nhất, nội dung điều luật đã không thể hiện bản chất của thừa kế di sản là di sản của thế hệ trước được dịch chuyển cho thế hê sau, trong trường hợp thế hệ trước qua đời. Mục đích của thừa kế là nhằm bảo vệ khối tài sản của thế hệ trước sau khi chết được để lại cho các con, các cháu có quan hệ huyết thống xuôi.

Thứ hai, khoản 1 Điều 621 BLDS 2015 quy định về hành vi của người không có quyền hưởng thừa kế của người để lại di sản. Vấn đề đặt ra, trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản nhưng người con đó khi còn sống đã bị kết án về một trong những hành vi theo quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015 thì cháu có được thừa kế thế vị không? Pháp luật chưa có điều luật quy định cụ thể về vấn đề này nhưng theo cách hiểu từ trước đến nay và suy luận dựa trên tinh thần điều luật thì con của người đó không được hưởng thừa kế thế vị. Tham chiêu Điều 315 Bộ dân luật Bắc Kì năm 1931 và Điều 307 Bộ dân luật Trung Kì thì khi cha mẹ còn sống nhưng bị tước quyền hưởng di sản (không còn là người thừa kế), con cháu vẫn được quyền thừa hưởng. Hay tại điều 505 Bộ dân luật Việt Nam cộng hòa năm 1972 thì “Người bất xứng hay bị truất quyền được coi như không bao giờ là thừa kế. Tuy nhiên, phần di sản mà đáng lẽ ra người ấy được hưởng sẽ truyền cho con cháu dẫu rằng người quá cố còn thừa kế khác ngang hàng với người bất xứng hay người bị truất quyền trừ khi chính các con cháu này cũng bất xứng hay bị truất quyền…” Tại Điều 887 BLDS Nhật Bản cũng thể hiện tinh thần này.

Để đảm bảo quyền, lợi ích của các cháu của người để lại di sản, nên quy định cho cháu đươc hưởng thừa kế thế vị trong trường hợp cha hoặc mẹ của cháu khi còn sống đã bị kết án về một trong các hành vi theo quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015. Nên chăng để bảo vệ quyền được hưởng di sản của cháu (hay chắt) khi bản thân họ không bị tòa án tước quyền, không bị người để lại di sản truất quyền hưởng di sản, có năng lực pháp luật thừa hưởng thì pháp luật nên cho họ hưởng thừa kế thế vị thay cho cha mẹ họ bị truất, bị tước quyền khi còn sống nhưng chết trước người để lại di sản để cháu được thừa kế phần di sản của chính ông bà, chắt được hưởng thừa kế di sản của các cụ, trừ khi chính con, cháu của họ cũng vi phạm khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015. 

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155 - 0983017755
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)