Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Người thừa kế theo pháp luật Việt Nam


Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật gồm:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.


Bình luận:

Nội dung điều luật trên kế thừa toàn bộ quy định tại Điều 676 BLDS năm 2005. Theo đó, đã xác định phạm vi người thừa kế (diện thừa kế) và phân chia những người nằm trong diện thừa kế thành các hàng thừa kế. Diện thừa kế là phạm vị những người có quyền thừa kế di sản của người chết theo quy định của pháp luật. Để xác định diện thừa kế, các nhà soạn luật đã dựa trên mối quan hệ sau: Quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Trên cơ sở đó, pháp luật quy định diện những người thừa kế theo pháp luật bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chu ruột cậu ruột. cô ruột, dì ruột của người chết. Nhưng không phải tất cả những người thuộc diện thừa kế đều được hưởng di sản thừa kế trong điều kiện và cùng một lúc như nhau mà căn cứ vào mức độ gần gũi và trách nhiệm nuôi dưỡng trong mối quan hệ với người để lại di sản. BLDS đã quy định thành ba hàng thừa kế trước và sau.

Hàng thừa kế theo pháp luật được hiểu là nhóm người trong một hàng có quan hệ cùng mức độ gần gũi với người để lại di sản thừa kế. Khi xác định hàng thừa kế theo nguyên tắc không phân biệt đối xử theo giới tính và nguyên tắc không phân biệt đối xử tùy theo tình trạng pháp lý, theo đó điều luật trên đã quy định ba hàng thừa kế sau đây:

Hàng thừa kế thư nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Ở hàng thừa kế này có hai mối quan hệ giữa những người thừa kế của nhau:

-   Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng: Quan hệ thừa kế này dựa trên quan hệ hôn nhân, khi có một bên chết trước thì người còn sống là người thừa kế di sản của người đã chết. Khi thực hiện việc thừa kế di sản giữa vợ chồng cần lưu ý:

+ Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

+ Trong trường hợp vợ chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

+ Trong trường hợp một người có nhiều vợ mà tất cả các cuộc hôn nhân đó tiến hành trước ngày 13/7/1960 ở miền Bắc và trước ngày 25/3/1977 ở miền Nam thì khi người chồng chết trước tất cả các người vợ (nếu còn sống vào thời điểm người chồng chết) đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của người chồng. Ngược lại, người chồng là người thừa kế ở hàng thứ nhất của những người vợ đã chết.

+ Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.

+ Đối với cán bộ, chiến sĩ đã có vợ ở miển Nam, sau khi tập kết ra miền Bắc lấy vợ ở miền Bắc và việc kết hôn không bị hủy bỏ bằng một bản án có hiệu lực pháp luật thì những người vợ đó đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại.

+ Đối với những trường hợp hôn nhân không có đăng kí kết hôn nhưng được thừa nhận là hôn nhân thực tế thì quan hệ vợ chồng vẫn được thừa nhận và vì vậy họ là người thừa kế theo pháp luật của nhau.

- Quan hệ thừa kế là cha mẹ và các con

Một người sinh ra bao nhiêu người con thì các con đều là con đẻ của người đó. Vì thế, người con chung hay con riêng đều là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của người sinh ra họ. Ngược lại, cha mẹ của người con chung hay của người con riêng đều là người hàng thừa kế thứ nhất của con mình. Đồng thời, một người đã nhận người khác làm con nuôi của mình theo quy định của pháp luật là cha, mẹ nuôi của người con nuôi đó. Vì thế, họ là những người thừa kế ở hàng thứ nhất của cha mẹ nuôi mình. Trong trường hợp bố dượng, mẹ kế chăm sóc, nuôi dưỡng và coi các con như các con của mình thì bố dượng mẹ kế được xác định là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản của người con đó. Khi con riêng chăm sóc nuôi dưỡng và coi bố dượng mẹ kế như bố mẹ của mình thì người con riêng được xác định là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản của bố dượng mẹ kế khi họ chết.

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nôi, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, em ruột, chị ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Hàng thừa kế này có hai mối quan hệ sau:

Quan hệ thừa kế giữa ông bà và cháu:

Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai của cháu nội, cháu ngoại của mình. Ngược lại, các cháu nội, cháu ngoại cũng là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai của ông bà nội, ông bà ngoại. Tuy nhiên, các cháu chỉ được hưởng thừa kế ở hàng thứ hai của ông bà trong trường hợp bố, mẹ của họ không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc bản thân cha mẹ của họ từ chối quyền hưởng di sản ở hàng thừa kế thư nhất mà không còn ai hưởng thừa kế ở hàng này. Pháp luật dự liệu như vậy là nhằm để bảo vệ quyền hưởng di sản thừa kế của các cháu nội ngoại với di sản thừa kế mà ông bà để lại khắc phục được tình trạng cháu chỉ được hưởng thừa kế thế vị trong trường hợp bố mẹ của cháu chết trước ông bà theo quy định của Điều 680 BLDS 1995 trước đây.

Ví dụ: Ông A có vợ là B có con là C và D, D có con là F. A chết tháng 7 năm 2006 để lại di sản thừa kế là 180 triệu đồng và không để lại di chúc. Bà B từ chối quyền hưởng di sản. B và C đều bị tòa án tước quyền hưởng di sản. Trong trường hợp này, E sẽ được hưởng thừa kế của ông A cùng với những người khác ở hàng thừa kế thứ hai.

Cũng trong tình huống trên, nhưng D chết trước ông A thì E được hưởng thừa kế thế vị thay D và được hưởng bằng phần di sản bằng phần di sản của bà B và anh C. Cụ thể: 180 triệu đồng : 3= 60 triệu đồng (B=C=D) phần của D được E thay D để hưởng của A.

Trong quan hệ này cần lưu ý: “con nuôi của một người không đương nhiên trở thành cháu của cha, mẹ của người nhận nuôi con nuôi”. Vì thế, nếu ông bà là bố đẻ, mẹ đẻ của cha mẹ nuôi của người chết thì ông bà không đương nhiên là người ở hàng thừa kế thứ hai của người chết đó và ngược lại. Trong trường hợp ông, bà là bố mẹ nuôi của cha đẻ mẹ đẻ của người chết thì ông, bà mới là người ở hàng thừa kế thứ hai của người chết đó và ngược lại,

Ví dụ: A sinh ra B, B nuôi C( C không đương nhiên trở thành cháu của A. Vì thế, A, C không là người ở hàng thừa kế thứ hai của nhau).

A nuôi B, B sinh ra C, (C được xác định là cháu của A. Vì thế A, C là người thừa kế ở hàng thứ hai của nhau).

Quan hệ giữa anh, chị, em ruột với nhau: Anh, chị, em ruột là những người có cùng cha cùng mẹ, cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ. Họ là những người có quyền hưởng di sản thừa kế của nhau ở hàng thứ hai.

Con đẻ của một người cùng  với con nuôi của người đó không phải là anh chị em ruột của nhau nên họ không phải là người thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ hai của nhau.

Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột của người chêt; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột, cô ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Hàng thừa kế này, có hai mối quan hệ:

Quan hệ giữa các cụ với các chắt

Khi cụ nội, cụ ngoại chết thì chắt là người hưởng thừa kế ở hàng thứ ba của các cụ, ngược lại khi chắt chết trước thì cụ nội, cụ ngoại là người hưởng thừa kế ở hàng thứ ba của các chắt. Tuy nhiên, các chắt chỉ được hưởng di sản thừa kế ở hàng thứ ba của các cụ khi ông bà của họ không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, hoặc từ chối quyền hưởng di sản ở hàng thừa kế thứ hai và cũng không còn ai hưởng thừa kế ở hàng này. Pháp luật dự liệu như vậy là nhằm bảo vệ quyền hưởng di sản thừa lế của các chắt đối với di sản của các cụ để lại, khắc phục được tình trạng chắt chỉ được hưởng thừa kế thế vị của các cụ trong trường hợp cha mẹ của chắt chết trước các cụ theo quy định tại Điều 680 BLDS năm 1995 trước đây.

Quan hệ giữa bác ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột với cháu ruột:

Bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột của một người là anh, em, chị ruột của bố đẻ, hoặc mẹ đẻ của người đó. Cơ sở pháp lý để xác định quan hệ này là dựa theo quan hệ huyết thống.

Đây là những người có quyền hưởng di sản của nhau, nghĩa là khi cháu chết trước bác, chú, cô, dì, cậu ruột, nếu tại thời điểm đó mà họ còn sống thì họ là những người thừa kế ở hàng thứu ba của cháu, ngược lại, nếu bác chú, cô, dì, cậu ruột chết trước nếu cháu tại thời điểm đó còn sống thì họ là người hưởng thừa kế ở hàng thứ ba của cô, dì, chú, bác, cậu ruột.

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)