Thứ tự ưu tiên thanh toán liên quan đến thừa kế. Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Thứ tự ưu tiên thanh toán liên quan đến thừa kế.


Theo quy định tại Điều 658 Bộ luật dân sự năm 2015:

Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;

3. Chi phí cho việc bảo quản di sản;

4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;

5. Tiền công lao động;

6. Tiền bồi thường thiệt hại;

7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước;

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân;

9. Tiền phạt;

10. Các chi phí khác.

 


Bình luận

Thanh toán di sản thực chất là thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại đồng thời trừ đi phần tài sản phát sinh từ việc phục vụ cho người chết (chi phí mai táng) cũng như chi phí cho việc quản lý di sản. Việc thanh toán di sản thừa kế dựa trên cơ sở chủ thể có nghĩa vụ thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ, Như vậy, chỉ được coi là thanh toán di sản khi những nghĩa vụ về tài sản lẽ ra phải do chính bản thân người chết thực hiện nhưng người này chưa thực hiện hoặc đang thực hiện thì chết cùng với chi phí mai táng cho người này và chi phí quản lý di sản. Khi thanh toan di sản phải xác định được các nọi dung sau đây: Xác định người thực hiện nghĩa vụ thanh toán; Xác định người được thanh toán di sản; xác định giới hạn của việc thanh toán, xác định thứ tự ưu tiên thanh toán;

Theo quy định tại Điều 658 BLDS năm 2015 thì nghĩa vụ tài sản của người chết để lại được chia làm 2 loại:

Thứ nhât, chi phí mai táng cho người chêt và những chi phí bản quản trông coi di sản. Những chi phí này không phải là do người chết để lại mà những khoản liên quan đến di sản do cái chết của người để lại di sản đó được phát sinh sau thời điểm mở thừa kế nhưng lại gắn liền với di sản thừa kế. Vì thế, mặc dù các khoản này không phải là nợ của người chêt nhưng khi thanh toán nghĩa vụ, phải lất từ di sản của người chết để lại. Bao gồm: Chi phí mai táng: chi phí cho lễ tang theo phong tục tập quán của từng địa phương; Chi phí cho việc quản lý di sản: chi phí cho kiểm kê tập hợp di sản, chi phí để bỏ ra để lấy lại tài sản “từ tay” người khác đang chiếm hữu bất hợp pháp; Khoản tiền trả thù lao cho người quản lý di sản.

Thứ hai: là nghĩa vụ di sản chính bản thân người chết thực hiện nhưng người này chưa thực hiện hoặc đang thực hiện thì chết. Những nghĩa vụ này phát sinh từ những hành vi của những người này “tạo ra” để phục vụ cho nhu cầu của họ. Khi người đó chết thì được xác định là nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại. Các nghĩa vụ này được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên trước và sau tại Điều 658 BLDS về nguyên tắc tất cả các loại nghĩa vụ về tài sản theo quy định trên đều phải được thanh toán nếu chủ thể mang quyền yêu cầu. Khi thanh toán có ba khả năng xảy ra, tổng tài sản < tổng nghĩa vụ; tổng tài sản > tổng nghĩa vụ; tổng tài sản = tổng nghĩa vụ. Vì thế, để khắc phục tình trạng này, căn cứ vào mức độ cần thiết của tài sản đối với người được thanh toán, đồng thời cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, Điều 638 đã sắp xếp thứ tự ưu tiên thanh toán là như trên. Quy định tại Điều 658 có sự thay đổi so với điều 683 của BLDS năm 2005, cụ thể như sau: “Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; 2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu; 3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; 4. Tiền công lao động; 5. Tiền bồi thường thiệt hại; 6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước; 7. Tiền phạt; 8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác; 9. Chi phí cho việc bảo quản di sản; 10. Các chi phí khác.” Theo thứ tự này người bình luận nhận thấy có sự thay đổi về thứ tự là chi phí cho việc bảo quản di sản theo BLDS năm 2005 là khoản 9, nhưng theo BLDS năm 2015 đã được đưa lên khoản 3 thể hiện quan điểm của các nhà soạn luật đã coi trọng cá quản chi cho sự bảo quản, duy trì, bảo vệ sự toàn vẹn cho di sản, điều này đồng nghĩa với việc bảo đảm phần di sản mà từng người thừa kế được hưởng. Sự thay đổi tiếp theo là khoản “tiền phạt”. Trong BLDS năm 2005 là khoản 7, trước “các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác” (là khoản 8). Nhưng nay theo BLDS năm 2015 thì “tiền phạt” đã chuyển xuống gần cuối, được thanh toán sau “các khoản nợ khác đới với cá nhân, pháp nhân”. Cụ thể reong BLDS năm 2015 thì “tiền phạt” là khoản 9, còn các khoản nợ khác của cá nhân, pháp nhân là khoản 8, được ưu tiên trả các khoản nợ cho cá nhân, pháp nhân( là chủ nợ) trước, sau trả tiền phạt sau. Sự thay đổi này là hợp lý.

Theo thứ tự trên, khi thanh toán tài sản phải thanh toán từng nghĩa vụ một. Nghĩa vụ tiếp theo chỉ được thanh toán khi những nghĩa vụ trước đó đã được thanh toán hoặc đã được thanh toán theo đúng yêu cầu của người có quyền.

Như vậy, tất cả các nghĩa vụ tài sản của người chết để lại công thêm với những chi phí khác liên quan đến di sản nhỏ hơn khôi di sản mà người chết để lại thì di sản thừa kế được xác định là phần còn lại sau khi lấy tổng tài sản trừ đi tổng các nghĩa vụ đó. Nếu toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản hoặc là vừa đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản mà người chêt để lại thì không còn phần di sản để xác định là di sản thừa kế lúc này sẽ không có vấn đề nhận di sản.

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)