Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Họp mặt những người thừa kế.


Theo quy định tại Điều 656 Bộ luật dân sự năm 2015:

“1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

b) Cách thức phân chia di sản.

2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản”.

 


Bình luận:

Họp mặt những người thừa kế là một thủ tục không bắt buộc nhưng rất cần thiết có ý nghĩa cho sự đoàn kết, nhất trí giữa những người thừa kế trong việc quản lý di sản khi chưa chia, xác định quyền, nghĩa vụ của những người liên quan đến di sản và trong việc chia di sản, trước khi phân chia di sản những người thừa kế cần họp mặt để cùng nhau bàn bạc và thống nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến việc quản lý di sản cũng như việc phân chia di sản. Với ý nghĩa này thì họp mặt những người thừa kế bao giờ cũng hướng tới việc thỏa thuận với nhau về việc quản lý, phân chia và hưởng di sản và thỏa thuận này phải được lập thành văn bản. Việc họp mặt những người thừa kế được BLDS năm 2015 quy định tại Điều 656 như sau:

Theo quy định trên thì những người thừa kế có thể tiến hành họp mặt để bàn bạc về mọi vấn đề liên quan đến di sản thừa kế và người hưởng di sản thừa kế. Việc họp mặt những người thừa kế là thường là bước khởi đầu cho quá trình phân chia di sản. Kết quả được thỏa thuận, thống nhất trong cuộc họp mặt của những người thừa kế phải được ghi lại cụ thể trở thành một văn bản. Là những căn cứ pháp lý ghi nhận sự thỏa thuận thống nhất giữa những người thừa kế và các vấn đề liên quan đến di sản thừa kế và người hưởng di sản. Vì thê, trong văn bản đó cần phải có đầy đủ chữ kí của tất cả những người thừa kế. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

Nếu người để lại di sản không chỉ định người quản lý, người phân chia di sản thì cuộc hop mặt giữa những người thừa kế cần thỏa thuận cử người quản lý di sản trong thời gian di sản chưa được phân chia nhằm tránh hư hỏng mất mát hoặc phân tán di sản thừa kế.

Nếu người để lại di sản đã chỉ định người quản lý di sản, người phân chia di sản thì cuộc họp mặt chỉ cần thỏa thuận thống nhất về cách thức phân chia di sản và hưởng di sản.

Nếu có người quản lý di sản, người phân chia di sản được người để lại di sản chỉ định trong di chúc nhưng di chúc chưa xác định quyền, nghĩa vụ của những người đó thì những người thừa kế phải cùng nhau thỏa thuận để xác định với người đó về quyền và nghĩa vụ của họ. Tuy nhiên, nếu cuộc họp mặt những người thừa kế chưa xác định quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản, người phân chia di sản thừa kế được xác định và thực hiện theo quy định tại Điều 617, 618 và Điều 657 BLDS năm 2015.

Nếu di sản đã được người lập di chúc phân định cho từng người thừa kế nhưng không theo các hiện vật thì những người thừa kế phải cùng nhau thỏa thuận thống nhất về người thừa kế nào nhận hiện vật cụ thể nào trên cơ sở dựa vào nhu cầu hoàn cảnh điều kiện của từng người thừa kế.

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)