Hiệu lực của di chúc theo Bộ luật dân sự, thời điểm có hiệu lực của di chúc, di chúc không có hiệu lực, di chúc hợp pháp và không hợp pháp.

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Hiệu lực của di chúc theo Bộ luật dân sự


Theo quy định tại Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2015:

“1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.

2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:

a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.

5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực”.

 


Bình luận:

Hiệu lực pháp luật của di chúc là vấn để đặc biệt quan trọng trong quan hệ thừa kế, đặc biệt là thừa kế theo di chúc. Việc xác định di chúc có hiệu lực hay không, một phần hay toàn bộ có ảnh hưởng cơ bản đến việc phân định di sản thừa kế, quyền và nghĩa vụ của những người thừa kế. Di chúc có hiệu lực pháp luật về nguyên tắc phải được thực hiện trên thực tế theo đúng nội dung của di chúc, phù hợp với các quy định của pháp luật. Nội dung điều luật này kế thừa toàn bộ quy định tại Điều 667 BLDS năm 2005 về “hiệu lực pháp luật của di chúc”. Theo đó, các nội dung sau được xác định:

-   Thời điểm di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật: Khoản 1 Điều 643 BLDS quy định: “Di chúc có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm mở thừa kế”. Điều 611 BLDS quy định: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết”. Trường hợp cái chết của người để lại di sản là cái chết thực tế thì thời điểm họ chết chính là thời điểm mở thừa kế( thường được ghi nhận trên giấy chứng tử). Trường hợp người có tài sản bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thời điểm mở thừa kế được xác định theo nội dung của quyết định Tòa án.

Như vậy, về nguyên tắc, di chúc phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm người có tài sản (người để lại di sản) chết hoặc khi quyết định Tòa án tuyên bố người đó đã chết có hiệu lực pháp luật. Chỉ kể từ thời điểm đó, quan hệ thừa kế mới phát sinh và những người thừa kế mới có những quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Khi người để lại di sản chưa chết, di chúc đã được lập nhưng chưa phát sinh hiệu lực, các định đoạt về tài sản của người đó chưa có hiệu lực thực hiện trên thực tế, chưa phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể liên quan và người đó có quyền hủy bỏ, thay đổi nội dung di chúc theo ý chỉ của mình.

-   Di chúc vô hiệu do không đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật

Xét trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, nhiều trường hợp di chúc do người chết để lại không được đảm bảo thực hiện bằng pháp luật. Đó là các trường hợp di chúc vi phạm các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 BLDS năm 2015 và Điều 630 BLDS năm 2015 về di chúc hợp pháp.

-   Di chúc không có hiệu lực do không còn điều kiện để thi hành (di chúc hợp pháp nhưng bị mất hiệu lực pháp luật hay còn gọi là di chúc bị thất hiệu). Bao gồm các trường hợp sau:

-   Người lập di chúc thay thế hoặc hủy bỏ di chúc. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì bản di chúc sau cùng sẽ có hiệu lực pháp luật, các bản di chúc khác không có hiệu lực pháp luật.

-   Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc. Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế thì di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.

Trong những trường hợp nêu trên, chỉ phần di chúc có liên quan đến những chủ thể đó mới không có hiệu lực pháp luật, các phần khác vẫn có hiệu lực pháp luật.

-   Người được hưởng di sản theo di chúc bị tước quyền hưởng di sản theo quy định của BLDS.

-   Di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế, nếu đi sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc liên quan đến phần di sản còn lại vẫn còn hiệu lực.

-   Khi di chúc có phần không hợp phap mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần này có hiệu lực pháp luật. 

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)