Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155 - 0983017755
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực.
Theo quy định tại Điều 638 Bộ luật dân sự năm 2015:
“1. Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực.
2. Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó.
3. Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách đơn vị.
4. Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị.
5. Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.
6. Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó”.
Bình luận:
Dự liệu cho những trường hợp ca nhân có nhu cầu lập di chúc nhưng đang ở xa nơi công chứng, xa Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc trong những hoàn cảnh đặc biệt không thể lập di chúc có chứng nhận hoặc chứng thực được, BLDS đã quy định những di chúc nếu có xác nhận của người có thẩm quyền cũng có giá trị như di chúc được chứng thực, chứng nhận. Đó là những di chúc được lập trong những hoàn cảnh đặc biệt sau đây:
+Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng nahf nước chứng nhận hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng thực.
Trong trường hợp này, lý do làm cho người lập di chúc không thể “yêu cầu” cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hoặc chứng thực di chúc được có thể hiểu theo một hay hai tình huống sau đây”
Một là, do người lập di chúc đang là quân nhân đang là nhiệm vụ, đóng quân ở nơi xa nơi Công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
Hai là, do nhiệm vụ đặc biệt mà quân nhân đó không thể đến Công chứng nhà nước cũng như Ủy ban nhân cấp cơ sở đển lập di chúc theo thủ tục có chứng nhận, chưng thực mặc dù nơi đóng quân gần các cơ quan này. Theo nguyên tắc chung, luật dân sự luôn đảm bảo quyền lập di chúc của cá nhân nếu vì những ly do chính đáng mà không thể lập di chúc theo thủ tục có chứng nhận, chứng thực được thì di chúc của họ chỉ cẩn xác nhận là vẫn có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, trường hợp trên phải được hiểu trong các tình huống đã nêu.
+ Di chúc được lập ra khi người lập di chúc đang đi trên tàu, biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó.
Quy định này của pháp luật dự phòng tới những trường hợp cá nhân đang đi lại hoặc làm việc trên máy bay, tàu biển mà có nhu cầu lập di chúc trong khi những phương tiện giao thông đó chưa hạ cạnh hoặc chưa được cập bến. Vì vậy, cơ trưởng hoặc thuyền trưởng có thẩm quyền xác nhận di chúc và phải xác nhận ngay sau khi di chúc được lập trong khi may bay chưa hạ cánh hoặc tàu chưa cập bến.
+ Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở chữa bệnh đó.
Mặc dù bệnh viện, cơ sở chữa bệnh vẫn gần nơi công chứng hoặc Ủy ban nhân dân nhưng cá nhân có nhu cầu lập di chúc vẫn không thể yêu cầu công chứng hoạc chứng thực được vì họ đang lâm vào trong tình trạng ốm đau bệnh tật, tính mạng đang bị đe dọa. Vì vậy, trong trường hợp này, di chúc của họ lập ra chỉ cần có xác nhận của người phụ trách bệnh viện hoặc cơ sở chữa bệnh nơi họ đang điều trị vẫn được coi là có giá trị như di chúc có chứng nhận hoặc chứng thực.
+Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị đó.
Đây là trường hợp những cá nhận đang đi công tác ở những vùng sâu vùng xa( nơi không có cơ quan công chứng nhà nước cũng như Ủy ban nhân dân) nhưng họ muốn lập di chúc vì họ cho rằng với bệnh tật của mình sẽ không đủ điều kiện để chờ đến hết đợt công tác mới lập di chúc. Vì thế, nếu họ lập di chuc trong thời gian này thì di chúc của họ vẫn có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực dù di chúc chỉ có sự xác nhận của tổ trưởng tổ công tác hoặc trưởng nhóm nghiên cứu.
+Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.
Nếu công dân Việt Nam đang công tác, học tập, lao động ở nước ngoài lập di chúc và di chúc được lập ở nước ngoài đã có chứng nhận của cơ quan lãnh sự hoặc đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước người đó lập di chúc thì di chúc đó có hiệu lực pháp luật như di chúc được lập trong nước có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
+Di chúc của người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, có xác nhận của người phụ trách cơ sở giam giữ đó.
Vì lý do tố tụng, người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù bị hạn chế quyền tự do đi lại nên họ không thể yêu cầu cơ quan công chứng nhà nước hoặc Ủy ban nhân dân chứng nhận hoặc chứng nhận cho bản di chúc cũ của mình được. Tuy vậy, họ vẫn có quyền tự do lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Tôn trọng quyền này của cá nhân, pháp luật vẫn thừa nhận di chúc của họ lập ra khi đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù có giá trị pháp lý như di chúc có chứng nhận, chứng thực nếu di chúc đó đã có xác nhận của người phụ trách cơ sở giam giữ đó.
Như vậy, cá nhân chỉ lập di chúc trong trường hợp nói trên khi họ cho rằng tình trạng sức khỏe, tính mạng của họ không đủ thời gian để lập một di chúc theo thể thức khác. Chẳng hạn, một người đang đi trên tàu biển bị một căn bệnh đột ngột làm cho họ cảm thấy nếu chờ cho tàu cập bến mới lập di chúc thì sẽ không kịp nên đã lập ngay di chúc trên tàu và xin xác nhận của thuyền trưởng. Vì vậy, sẽ có một câu hỏi đặt ra là: Sau khi di chúc được lập trong hoàn cảnh nói trên nhưng người lập di chúc đã quy khỏi hoàn cảnh đó và trở lại với điều kiện bình thường (chẳng hạn người đã lập di chúc trên tàu biển nhưng sau khi tàu cập bến thì tình trạng của họ lại được cứu chữa và họ sống khỏe mạnh bình thường) thì những di chúc ấy có bị hủy bỏ hay vẫn được công nhận là có giá trị phap lý như di chúc có chứng nhận, chứng thực hay không?
Theo chúng tôi, pháp luật quy định di chúc ra lập trong những trường hợp trên có giá trị như di chúc được chứng nhận, chứng thực nhằm đảm bảo cho cá nhân quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình ngay cả khi họ rơi vào những hoàn cảnh đặc biệt. Tuy nhiên chỉ trong những hoàn cảnh đó thì do chúc của họ mới được coi là có giá trị như di chúc được chứng nhận, chứng thực. Vì vậy, khi người lập di chúc đã trở lại điều kiện bình thường, có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận, chứng thực di chúc được nhưng họ vẫn không yêu cầu chứng nhận, chứng thực di chúc mà họ lập ra trong hoàn cảnh trên sẽ không được thừa nhận là có giá trị như di chúc được chứng nhận, chứng thực, đồng thời, cũng không được coi là di chúc đã bị hủy bỏ.
Trong trường hợp này, cần xác định giá trị của di chúc theo hai trường hợp sau:
Một là, nếu di chúc đó do người để lại tự nguyện lập ra trong khi minh mẫn sáng suốt và sự định đoạt nội dung của di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì được coi là hợp pháp.
Hai là, nếu có sự tranh chấp về hiệu lực của nhưng di chúc nói trên mà việc xác nhận không đủ cơ sở để khẳng định là người đó minh mẫn sáng suốt, tự nguyện trong khi lập di chúc thì coi như di chúc đó sẽ sai vì khi lập di chúc trong những hoàn cảnh đặc biệt người lập di chúc đã trở lại điều kiện bình thường thì cần phải lập di chúc có tính xác thực cao hơn.
Liên hệ với Luật sư để được tư vấn miễn phí:
Bất kỳ thắc mắc nào sẽ được luật sư giải đáp miễn phí cho bạn:
Công ty Luật Hoàng Sa có hơn 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật như:
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí