Thủ tục kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm.
Bản án hình sự sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Bộ luật tố tụng hình sự quy định ai có quyền kháng cáo, ai có quyền kháng nghị, thời hạn kháng cáo, kháng nghị như thế nào? Luật sư Công ty Luật Hoàng Sa tư vấn và chia sẻ cho Quý vị khách hàng như sau:
1. NHỮNG NGƯỜI CÓ QUYỀN KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ:
Theo quy định tại Điều 331 quy định về quyền kháng cáo như sau:
- Bị cáo, người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
- Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
- Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
- Người bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án, quyết định của Toà án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
- Người được Toà án tuyên bố là không có tội có quyền kháng cáo phần lý do bản án sơ thẩm đã tuyên là họ không có tội.
Theo quy định tại Điều 336 quy định Kháng nghị của Viện kiểm sát:
- Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
2. THỦ TỤC KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ BẢN ÁN:
Theo quy định tại Điều 332 Bộ luật tố tụng hình sự quy định thủ tục kháng cáo và kháng nghị
- Người kháng cáo phải gửi đơn đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Toà án cấp phúc thẩm. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Ban giám thị trại tạm giam phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo.
- Người kháng cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xử sơ thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.
- Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị bằng văn bản, có nêu rõ lý do. Kháng nghị được gửi đến Tòa án đã xử sơ thẩm.
3. THỜI HẠN KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ:
Điều 333 Bộ luật tố tụng hình sự quy định Thời hạn kháng cáo:
- Đối với bản án: Thời hạn kháng cáo là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.
- Đối với quyết định: Thời hạn kháng cáo là 7 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của tòa án.
- Kháng cáo quá hạn: Được chấp nhận nếu vì lí do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan.
Điều 337 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về Thời hạn kháng nghị:
- Đối với bản án: Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày, kể từ ngày tuyên án.
- Đối với quyết định: Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 7 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày, kể từ ngày tòa án ra quyết định.
4. HẬU QUẢ CỦA VIỆC KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ:
Điều 339 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:
- Những phần của bản án, quyết định của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 của Bộ luật này. Khi có kháng cáo, kháng nghị đối với toàn bộ bản án, quyết định thì toàn bộ bản án, quyết định chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 của Bộ luật này.
- Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có) cho Tòa áp cấp phúc thẩm trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
THÔNG TIN LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN:
- Điện thoại: 0911771155
- Email: luathoangsa@gmail.com
Công ty Luật Hoàng Sa có hơn 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật như: