Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155 - 0983017755
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, khiếu nại quyết định kỷ luật.
Luật khiếu nại năm 2011 quy định về thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính cụ thể như sau:
1. Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính:
Quy định tại Điều 9 về thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính như sau:
"Điều 9. Thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại"
Theo đó, thì thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
2. Thời hiệu khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Luật Khiếu nại 2011 có quy định về thời hiệu khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức như sau:
"Điều 48. Thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định kỷ luật.
Thời hiệu khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại"
Như vậy, thời hiệu khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định kỷ luật. Lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Luật Khiếu nại 2011 quy định như sau:
"Điều 51. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp còn khiếu nại tiếp.
3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết."
4. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Luật Khiếu nại 2011 quy định như sau:
"Điều 54. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
1. Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải được gửi cho người khiếu nại và cơ quan, tổ chức hữu quan."
5. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật Khiếu nại 2011 quy định như sau:
"Điều 55. Giải quyết khiếu nại lần hai
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có trách nhiệm sau đây:
1. Yêu cầu người ban hành quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại báo cáo việc xem xét kỷ luật và giải quyết khiếu nại của người bị kỷ luật.
2. Tự mình hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại. Việc xác minh nội dung khiếu nại phải lập thành văn bản và báo cáo người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
3. Chủ trì tổ chức đối thoại với người khiếu nại. Thành phần tham gia đối thoại bao gồm:
a) Người khiếu nại;
b) Người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại;
c) Người bị khiếu nại.
4. Nội dung đối thoại theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 53 của Luật này."
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí