Trưởng Công an phường, Công an xã có được bắt người vi phạm? Tạm giữ bao gồm có tạm giữ hình sự và tạm giữ hành chính. Tạm giam là quy định của Bộ luật tố tụng hình sự để áp dụng đối với bị can, bị cáo

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Trưởng Công an phường, Công an xã có được bắt người vi phạm?


Việc bắt người có hành vi vi phạm phải được thực hiện bằng quyết định của người có thẩm quyền, và các thủ tục bắt người phải tuân thủ quy định của pháp luật.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định việc bắt giữ, bắt giam người vi phạm (Tạm giữ và tạm giam, trong đó tạm giữ có tạm giữ hình sự và tạm giữ hành chính). Tạm giam là biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự để áp dụng đối với bị can, bị cáo.

1. QUY ĐỊNH TẠM GIỮ HÌNH SỰ VÀ TẠM GIỮ HÀNH CHÍNH:

- Tạm giữ hình sự:

  • Tạm giữ hình sự là biện pháp ngăn chặn do cơ quan và người có thẩm quyền áp dụng trong trường hợp bắt giữ khẩn cấp người phạm tội, bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
  • Ngoài ra, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cũng quy định tạm giam đối với bị can, bị cáo nhằm ngăn chặn không để bị can, bị cáo có điều kiện tiếp tục phạm tội hoặc có hành vi gây khó khăn, cản trở cho việc giải quyết vụ án (Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).
  • Thời gian tạm giữ hình sự: Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày, trường hợp cần thiết thì gia hạn thêm 3 ngày, trường hợp đặc biệt thì gia hạn thêm 3 ngày (tổng 9 ngày). Mỗi lần gia hạn đều phải được VKS phê chuẩn trong thời hạn 12h kể từ ngày CQĐT đề nghị phê chuẩn gia hạn.
  • Thời gian tạm giam: Không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Gia hạn: Khi có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi tạm giam thì chậm nhất 10 ngày trước khi hết hạn, CQĐT đề nghị VKS gia hạn đối với tội  ít nghiêm trọng là 1 lần không quá 1 tháng, tội nghiêm trọng được gia hạn 1 lần không quá 2 tháng, tội rất nghiêm trọng được gia hạn 1 lần không quá 3 tháng, tội đặc biệt nghiêm trọng được gia hạn 2 lần (mỗi lần không quá 4 tháng).
  • Gia hạn tạm giam trường hợp đặc biệt: 

+ Trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng. Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam quy định tại khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 01 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp đặc biệt đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia mà không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.

+ Trường hợp cần thiết đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 04 tháng; trường hợp đặc biệt không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.

- Tạm giữ theo thủ tục hành chính:

* Các trường hợp tạm giữ người theo thủ tục hành chính:

Nghị định số 142/2021/NĐ-CP hướng dẫn Điều 122 Luật xử lý vi phạm hành chính hợp nhất năm 2020 quy định về tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.
  • Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
  • Để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
  • Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
  • Để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy.

* Thời gian tạm giữ người theo thủ tục hành chính:

  • Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm; trường hợp tạm giữ người vi phạm hành chính ở khu vực biên giới hoặc vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ được tính từ thời điểm người vi phạm được áp giải đến nơi tạm giữ.
  • Đối với trường hợp tạm giữ để xác định tình trạng nghiện ma túy theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 05 ngày, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
  • Đối với người bị tạm giữ trên tàu bay, tàu biển thì phải chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi tàu bay đến sân bay, tàu biển cập cảng.

* Áp giải người vi phạm:

  • Trường hợp không người bị tạm giữ người theo thủ tục hành chính không tự nguyện chấp hành thì bị áp giải theo quy định tại Điều 124 Luật xử lý vi phạm hành chính hợp nhất năm 2020.

2. THẨM QUYỀN TẠM GIỮ THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH:

Căn cứ theo Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 62 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

Khoản 1 Điều 122 của Luật này QUY ĐỊNH những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
  • Trưởng Công an phường, Trưởng Công an xã, thị trấn đã tổ chức công an chính quy theo quy định của Luật Công an nhân dân; Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế; Trưởng trạm Công an cửa khẩu;
  • Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp Vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại;
  • Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên;
  • Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng; Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư;
  • Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu;
  • Đội trưởng Đội quản lý thị trường; Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường;
  • Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng, Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh;
  • Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy;
  • Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;
  • Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Như vậy trưởng công an xã/ phường theo quy định của pháp luật hiện nay, có quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính (vi phạm hành chính).

3. CÁC TRƯỜNG HỢP VÀ THẨM QUYỀN TẠM GIỮ HÌNH SỰ, TẠM GIAM HÌNH SỰ:

3.1. Các trường hợp và thẩm quyền tạm giữ hình sự:

- Các trường hợp bị tạm giữ: (Khoản 1 Điều 117 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015)

  • Trong trường hợp khẩn cấp
  • Người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang
  • Người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã

- Thẩm quyền ra lệnh, quyết định:  Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quyền ra quyết định tạm giữ:

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
  • Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
  • Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

3.2. Các trường hợp và thẩm quyền tạm giam:

- Các trường hợp bị tạm giam: (Khoản 1,2,3,4 Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015)

  • Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
  • Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

  • Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
  • Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp:

a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;

b) Tiếp tục phạm tội;

c) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;

d) Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

- Thẩm quyền ra quyết định tạm giam: Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quyền ra lệnh, quyết định tạm giam.

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
  • Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
  • Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Lưu ý: Đối với trường hợp người bị truy nã thì bất kỳ bất kỳ người nào cũng có quyền bắt; và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát; hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;

 


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155 - 0983017755
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)