Quyền im lặng đối với người bị bắt giữ, bị thẩm vấn. Tại Việt Nam Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định liên quan đến quyền IM LẶNG như sau

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Quyền im lặng đối với người bị bắt giữ, bị thẩm vấn.


Quyền im lặng là một quyền hợp pháp được công nhận, một cách rõ ràng hoặc theo quy ước, trong nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới.

Quyền im lặng là quyền của nghi phạm, của người bị kháng cáo, trong một vụ án có quyền im lặng, không phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hay tự buộc mình có tội. Luật pháp công nhận quyền này căn bản phán xử dựa trên chứng cứ. Các chuyên gia cho rằng, quyền im lặng là một phương tiện quan trọng để hạn chế bức cung, nhục hình - nguyên nhân dẫn đến oan sai trong tố tụng hình sự. Theo quyền này, một công dân được mặc định là vô tội cho đến khi các cơ quan pháp luật chứng minh được người đó có tội.

Mặc dù ban đầu xa lạ với hệ thống tư pháp thẩm tra, quyền im lặng lan rộng khắp lục địa châu Âu. Đến những năm cuối thế kỷ 20, do sự phát triển luật pháp quốc tế mà sự phổ cập ngày càng tăng của một số biện pháp bảo vệ quyền im lặng. Ví dụ, quyền im lặng được ghi nhận trong các văn bản nhân quyền quốc tế quan trọng như Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.

 

QUYỀN IM LẶNG TRÊN THẾ GIỚI QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

1. Liên minh Châu Âu:

Chỉ thị 2012/13/EU của Quốc hội Âu Châu ghi rõ là nhà cầm quyền phải thông báo ngay lập tức cho những người bị tình nghi, bị buộc tội, bằng lời nói hay qua giấy tờ với ngôn từ đơn giản và dễ hiểu về quyền im lặng không phải khai báo của họ. Thông báo phải xảy ra vào đúng thời điểm, để nghi phạm, hay người bị buộc tội có thể ứng dụng quyền này. Chỉ thị này phải được đưa vào luật quốc gia trong các nước Liên minh châu Âu trễ lắm là ngày 2 tháng 6 năm 2014.

2. Tại Đức:

Theo điều 136, stpo, juris và 163a, stpo, juris của luật tố tụng, trước khi hỏi cung một người bị tình nghi, về một vi phạm, hay tội phạm của người đó, thì phải loan báo là, "theo luật anh ta được tự do trình bày hay không về những cáo buộc" nhất là khi "những lời khai buộc mình có tội" và bất cứ lúc nào, cả trước khi hỏi cung, được quyền tham khảo một luật sư theo sự lựa chọn.

Nếu một người ngoại quốc bị bắt giữ, thì phải loan báo, là anh ta có quyền đòi hỏi là được thông tin cho tòa lãnh sự của mình biết, và những loan báo đó phải được truyền tới tòa lãnh sự của anh ta.

3. Tại Hồng Kông:

Quyền im lặng được bảo vệ trong thông luật của Hồng Kông.

4. Tại Hoa Kỳ:

Theo luật Hoa Kỳ, người bị bắt giữ, trước khi thẩm vấn, phải được cho biết rõ ràng rằng người ấy có quyền giữ im lặng, và bất cứ điều gì người ấy nói sẽ được dùng để chống lại người ấy ở tòa án.

Ở Hoa Kỳ, lời cảnh báo Miranda (tiếng Anh: Miranda warning) là một lời cảnh báo được cảnh sát thông báo cho nghi phạm hình sự ngay lúc bị bắt giữ, hay khi đang ở tình trạng giam giữ, trước khi nghi phạm hình sự bị thẩm vấn hoặc lấy cung liên quan đến sự phạm tội, hay trong một tình trạng quyền tự do đi lại của nghi phạm bị cản trở dù người đó không bi bắt giữ. Một bản buộc tội bởi một nghi phạm sẽ không tạo thành một chứng cứ có thể thừa nhận trừ phi nghi phạm đó đã được thông báo cho biết "các quyền Miranda" của mình và đã được người ta làm cho hiểu, nắm rõ và tự nguyện từ bỏ các quyền này. Tuy nhiên, cảnh sát có thể yêu cầu cung cấp các thông tin về thân thế như: tên gọi, ngày sinh và địa chỉ và không cần đọc các cảnh báo Miranda này cho nghi phạm.

Theo Tòa án tối cao Hoa Kỳ, trước khi thẩm vấn, cảnh sát phải thông báo cho nghi phạm hình sự như sau:

"Anh có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời câu hỏi. Bất cứ điều gì anh nói cũng sẽ được dùng để chống lại anh trước tòa. Anh có quyền có luật sư trước khi khai báo với cảnh sát và luật sư sẽ hiện diện khi cảnh sát thẩm vấn anh. Nếu anh không thể tìm được luật sư, anh sẽ được cung cấp một luật sư trước khi trả lời các câu hỏi. Anh có thể trả lời câu hỏi khi không có luật sư, nhưng anh vẫn có quyền ngưng trả lời bất cứ lúc nào để chờ sự có mặt của luật sư".

5. Tại Việt Nam:

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định liên quan đến quyền IM LẶNG như sau:

Điều 15: Xác định sự thật vụ án

Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

Điều 60: Bị can

..................................

d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

Điều 61: Bị cáo

.................................

h) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

Có thể thấy, Luật pháp nhiều quốc gia đã quy định về quyền im lặng đối với người bị bắt, giữ. Tại Việt Nam mặc dù không có điều khoản quy định trực tiếp về quyền im lặng, nhưng tại các Điều 16, 60, 61 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã ghi nhận nội dung có thể hiểu rằng người bị bắt, giữ, thẩm vấn hoàn toàn có quyền trình bày, hoặc không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình. 

 


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)