Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể hiểu là sự thỏa thuận giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định tại Điều 284 Luật thương mại năm 2005
Thứ nhất, chủ thể của quan hệ nhượng quyền thương mại đều phải là thương nhân, bao gồm bên nhượng quyền và bên nhận quyền.
Thứ hai, về đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại là quyền thương mại gồm:
- Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền;
- Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung;
- Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung;
- Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.
Thứ ba, mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền là mối quan hệ mật thiết. Bên nhượng quyền phải hỗ trợ cho bên nhận quyền những quy trình sản xuất, kinh doanh, phương thức phục vụ, bày trí, cơ sở kinh doanh, việc sử dụng nhãn hiệu hay tên thương mại,… nhằm đảm bảo tính thống nhất của toàn bộ hệ thống nhượng quyền.
Thứ tư, khi thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền sẽ được hưởng một khoản phí dó bên nhận quyền trả.
Thứ năm, nhượng quyền thương mại là hoạt động thường chứa đựng các yếu tố dẫn đến hành vi hạn chế cạnh tranh. Điều này được thể hiện ở chỗ, các bên trong hệ thống nhượng quyền là các chủ thể độc lập nhau về tư cách pháp lý và tài chính, trong khi họ lại cùng kinh doanh một sản phẩm theo một phương thức như nhau, dẫn tới họ cùng tiếp cận chung một đối tượng khách hàng. Chính vì vậy, nếu giữa các bên không có ràng buộc nhằm cấm hoặc hạn chế cạnh tranh trong hệ thống thì đương nhiên hành vi cạnh tranh giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền sẽ tất yếu phát sinh và tính đống bộ của hệ thống cũng không giữ vững được. Với sự tồn tại của cạnh tranh và hành vi hạn chế cạnh tranh giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền diễ ra một cách phổ biến và khách quan như trên, đặt ra nhu cầu điều tiết hành vi cạnh tranh của pháp luật nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong quan hệ thương mại.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí