Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155 - 0983017755
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn được tiến hành như thế nào? Sau đây, Công ty Luật TNHH Hoàng Sa sẽ tư vấn cho bạn đọc về vấn đề chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên.
Chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH hai thành viên trở lên là hành viên của thành viên công ty tiến hành chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp của mình trong công ty cho thành viên khác hoặc cá nhân, tổ chức khác không phải thành viên. Theo đó, các quyền và các nghĩa vụ này sẽ được trị giá bằng tiền hoặc các giá trị vật chất khác theo thỏa thuận của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
Trình tự tiến hành chuyển nhượng vốn góp:
Nếu thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên có nhu cầu chuyển nhượng vốn cho người khác, thì phải tuân theo trình tự quy định tại Điều 53 của Luật doanh nghiệp 2014. Trước hết, phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện. Nếu các thành viên không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán thì mới được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên của công ty. Tuy nhiên, có hai trường hợp mà không bắt buộc phải áp dụng nguyên tắc trên khi chuyển nhượng, đó là:
Thứ nhất, trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ. Như vậy, thành viên công ty có thể sử dụng phần vốn góp của mình để trả trực tiếp một nghĩa vụ nợ nào đó, hoặc sử dụng như một loại tài sản bảo đảm để thưc hiện nghĩa vụ nợ khi đến hạn. Như vậy, về bản chất, đây cũng là một hành vi chuyển nhượng vốn góp. Trong trường hợp chuyển nhượng đặc biệt này, thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai hình thức sau đây: Trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận hoặc nếu không được Hội đồng thành viên chấp thuận hay không muốn trở thành thành viên công ty TNHH thì có quyền chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014. (khoản 6 Điều 54 Luật doanh nghiệp 2014)
Thứ hai, trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp, không thanh toán được phần vốn góp được mua lại hoặc không thỏa thuận được giá mau lại phần vốn góp như quy định tại Điều 52 của Luật doanh nghiệp 2014 thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên. (khoản 3 Điều 52 Luật doanh nghiệp 2014)
Thứ ba, trường hợp thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác. Trường hợp người được tặng cho là vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có quan hệ họ hàng đến hàng thừa kế thứ ba thì đương nhiên là thành viên của công ty. Trường hợp người được tặng cho là người khác thì chỉ trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận. (khoản 5 Điều 54 Luật doanh nghiệp 2014).
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí