Phân biệt thành viên của Hợp tác xã với thành viên của Doanh nghiệp. Công ty Luật TNHH Hoàng sa sẽ giúp bạn đọc phân biệt hai loại thành viên này

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Phân biệt thành viên của Hợp tác xã với thành viên của Doanh nghiệp


Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể với mục đích là tạo công ăn việc làm, cơ hội thu nhập cho các thành viên. Hợp tác xã bao gồm các thành viên là đồng chủ sở hữu. Vậy, thành viên của Hợp tác xã có gì khác so với thành viên của Doanh nghiệp thông thường? Công ty Luật TNHH Hoàng sa sẽ giúp bạn đọc phân biệt hai loại thành viên này.

 

1. BẢNG SO SÁNH THÀNH VIÊN HỢP TÁC XÃ VÀ THÀNH VIÊN DOANH NGHIỆP:

 

Thành viên Hợp tác xã

Thành viên Doanh nghiệp

Chủ thể

Cá nhân, pháp nhân Việt Nam, hộ gia đình có người đại diện hợp pháp, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam

Cá nhân, pháp nhân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam

Nhu cầu, mục đích thành viên hướng tới

Sử dụng sản phẩm dịch vụ Hợp tác xã, thỏa mãn nhu cầu chung, tạo công ăn việc làm cho các thành viên.

Hướng tới việc tối đa hóa lợi nhuận, qua việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ra thị trường

Quyền lợi

Bình đẳng, vốn góp không phải là yếu tố quyết định đến quyền lợi của thành viên 

Phụ thuộc rất lớn vào % vốn góp sở hữu trong Doanh nghiệp

Giới hạn % vốn góp

Bị giới hạn % vốn góp (với Hợp tác xã: 20%; với liên hiệp Hợp tác xã: 30%)

Không có giới hạn về % vốn góp vào Doanh nghiệp

Căn cứ phân phối thu nhập

Chính: dựa trên mức sử dụng sản phẩm, dịch vụ; công sức lao động bỏ ra

Dựa trên % vốn góp vào Doanh nghiệp

 

2. ĐIỀU KIỆN LÀM XÃ VIÊN HỢP TÁC XÃ: 

a) Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam. Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;
  • Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;
  • Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;
  • Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này và điều lệ hợp tác xã;
  • Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.

b) Điều kiện hợp tác xã trở thành thành viên của liên hiệp Hợp tác xã:

  • Có nhu cầu hợp tác với các hợp tác xã thành viên và có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của liên hiệp hợp tác xã;
  • Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của liên hiệp hợp tác xã;
  • Góp vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này và điều lệ liên hiệp hợp tác xã;
  • Điều kiện khác theo quy định của điều lệ liên hiệp hợp tác xã.

c) Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thể là thành viên của nhiều hợp tác xã; hợp tác xã có thể là thành viên của nhiều liên hiệp hợp tác xã trừ trường hợp điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quy định khác.

 

3. ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP HỢP TÁC XÃ:

  • Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
  • Khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
  • Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam. Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã; Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã; Góp vốn theo quy định.

 

4. GÓP VỐN ĐIỀU LỆ HỢP TÁC XÃ:

  • Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.
  • Đối với liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.
  • Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.
  • Khi góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cấp giấy chứng nhận vốn góp.

Bất kỳ thắc mắc nào sẽ được luật sư giải đáp miễn phí cho bạn:


Công ty Luật Hoàng Sa có hơn 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật như:

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155 - 0983017755
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)