Ủy quyền nào phải đi công chứng

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Ủy quyền nào phải đi công chứng?


Khi nào công chứng, khi nào chứng thực?

. Đều là sự thỏa thuận giữa các bên mà theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền nhưng có trường hợp được ra UBND phường chứng thực, có trường hợp phải đi công chứng. Cách nào xác định?

+ Theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 04 nêu trên thì việc ủy quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền hoặc để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản phải được lập thành hợp đồng ủy quyền và phải được công chứng. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền liên quan đến bất động sản, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.

Ví dụ: Ông A ủy quyền cho bà B được quyền thay mặt ông mua bán, thế chấp, tặng cho căn nhà của ông A. Với hợp đồng ủy quyền này thì bà B có quyền làm thủ tục chuyển nhượng nhà của ông A cho người khác. Vì vậy, công chứng viên phải giải thích rõ sự việc cho các bên để họ cân nhắc tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Riêng về việc chứng thực, UBND cấp xã được chứng thực bốn loại ủy quyền sau đây:

- Ủy quyền về đất, đất có tài sản gắn liền với đất (không phải là nhà ở) mà bên có đất là hộ gia đình, cá nhân trong nước.

- Ủy quyền đăng ký xe.

- Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bằng tiền mặt.

- Ủy quyền về việc đứng tên kê khai hưởng chính sách theo Quyết định số 290/2005 của Thủ tướng Chính phủ (chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước).

Thủ tục công chứng

. Nếu cả hai bên (bên ủy quyền và bên được ủy quyền) không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng để công chứng hợp đồng ủy quyền thì từng người có thể đến tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú để công chứng được không?

+ Được. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi không ở cùng một địa phương. Bên ủy quyền có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi cư trú của họ công chứng hợp đồng ủy quyền. Sau đó, bên ủy quyền chuyển hợp đồng đã được công chứng cho bên kia để họ đến tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền.

Ví dụ: Ông C ở Hà Nội ủy quyền cho bà D ở TP.HCM được quyền thay mặt ông C ký hợp đồng cho thuê căn nhà của ông ấy ở TP.HCM. Nếu ông C không thể vào TP.HCM để cùng bà D đi ký hợp đồng ủy quyền tại TP.HCM thì ông C có thể đến tổ chức hành nghề công chứng ở Hà Nội công chứng hợp đồng ủy quyền rồi chuyển hợp đồng đó đến bà D. Bà D sẽ đến tổ chức hành nghề công chứng ở TP.HCM công chứng tiếp vào bản gốc của hợp đồng ủy quyền mà ông C đã chuyển. Sau khi bà D công chứng xong thì hợp đồng ủy quyền phát sinh hiệu lực pháp luật.

. Bên ủy quyền có thể đến tổ chức hành nghề công chứng để đơn phương hủy hợp đồng ủy quyền đã ký trước đó được không?

+ Không. Bởi lẽ theo Điều 44 Luật Công chứng năm 2006, việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả người tham gia hợp đồng, giao dịch đó và phải được công chứng. Như vậy, nếu muốn hủy hợp đồng ủy quyền đã được công chứng thì các bên phải thống nhất với nhau và cùng nhau đến tổ chức hành nghề công chứng để hủy hợp đồng đã lập trước đó.


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155 - 0983017755
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)