Thứ tự thanh toán nợ và thanh lý tài sản theo thủ tục phá sản. Công ty Luật TNHH Hoàng Sa sẽ cung cấp cho bạn đọc về thứ tự thanh toán nợ và thanh lý tài sản của Doanh nghiệp theo thủ tục phá sản

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Thứ tự thanh toán nợ và thanh lý tài sản theo thủ tục phá sản


Phá sản là việc một Doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật. Khi một Doanh nghiệp bị phá sản, thì số tài sản của Doanh nghiệp còn lại sẽ được phân chia theo một thứ tự nhất định để thanh toán cho các chủ nợ và cơ quan Nhà nước.

Sau đây, Công ty Luật TNHH Hoàng Sa sẽ cung cấp cho bạn đọc về thứ tự thanh toán nợ và thanh lý tài sản của Doanh nghiệp theo thủ tục phá sản.

Phá sản quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 là “tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”.

Thứ tự thanh toán nợ và thanh lý tài sản theo thủ tục phá sản được quy định trong Luật Phá sản 2014. Theo đó, thứ tự này lần lượt là:

Thứ nhất, đối với trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

  • Chi phí phá sản: đây là chi phí phải trả để đảm bảo tòa án có kinh phí để thực hiện các thủ tục phá sản cho doanh nghiệp và chi phí này cũng nhỏ nên được ưu tiên thanh toán đầu tiên.
  • Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết: đây là những khoản phải trả cho người lao động được ưu tiên thanh toán thứ hai nhằm bảo vệ quyền lợi cho ng lao động- họ là những ng đã cống hiến công sức cho Doanh nghiệp, đồng thời đối với đa số người lao động thì nguồn lương và các thu nhập khác như trên là thu nhập chính của họ thậm chí là cả gia đình họ, nên để đảm bảo cuộc sống cho người lao động thì cần ưu tiên cho họ được hưởng quyền chính đáng của mình. Đồng thời điều này cũng phù hợp với các điều ước quốc tế, nhân quyền,…
  • Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã. Điều này được hiểu rằng khoản nợ phát sinh trước thì phải thanh toán trước nên khoản đó phải được đưa lên trên nhưng do tính chất đặc biệt của loại khoản nợ này nên nhà làm luật đã ưu tiên nó hơn những khoản nợ sau vì cùng là trả cho chủ nợ nhưng những chủ nợ trong trường hợp này lại là những người đã có ý giúp đỡ Doanh nghiệp đó mặc dù biết Doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán bằng cách cho vay nợ, giao dịch …
  • Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Thứ hai, với trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân;
  • Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
  • Thành viên của Công ty hợp danh.

Thứ ba, nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo thứ tự trên thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)