Điều 69. Xóa án tích theo Bộ luật hình sự. Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều 73 của Bộ luật này.

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Điều 69. Xóa án tích


1. Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều 73 của Bộ luật này.

Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.

2. Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.


Bình luận:

Xóa án tích là một chế định thể hiện rõ tính nhân đạo trong chính sách pháp luật của nhà nước, nhằm giúp người đã từng phạm tội tái hòa nhập cộng đồng một cách thuận lợi hơn. Thời gian qua đã chứng minh, đó là một chính sách đúng đắn trong việc giúp người phạm tội có cơ hội sửa sai lỗi lầm và hạn chế việc phân biệt đối xử đối với những đối tượng đã từng là một người phạm tội. Do đó, trong BLHS này có rất nhiều những điểm mới theo hướng có lợi hơn cho người phạm tội trong việc xóa án tích so với quy định tại BLHS 1999. Tác giả sẽ phân tích những điểm mới đó tương ứng với từng Điều luật cụ thể khi chúng được nhắc đến. Trong Điều 69 này cũng có 1 điểm mới rất quan trọng, đó chính là quy định tại Khoản 2  Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.

Trong nội dung Khoản này thì quy định trường hợp  người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích không có sự khác biệt với Khoản 1 Điều 64 BLHS 1999. Nhưng quy định Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng… không bị coi là có án tích là một quy định hoàn toàn mới. Nói cách khác, Bộ Luật mới đã mở rộng thêm trường hợp được coi là không có án tích và sự mở rộng này là hoàn toàn hợp lý. Đối với những tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý và tội phạm đã thực hiện là ít nghiêm trọng, nghiêm trọng thì việc có án tích là 1 điều gì đó khá nặng nề đối với họ. Bởi lẽ, vốn dĩ  họ đã không có mong muốn khi thực hiện tội phạm và hậu quả gây ra cũng không nhiều nhưng nếu mang cho họ 1 án tích thì ảnh hưởng rất lớn cuộc sống của họ sau khi chấp hành xong hình phạt.

Hiện nay có rất nhiều các thủ tục yêu cầu phải có phiếu lý lịch tư pháp (trong đó thể hiện có án tích hay không, đã xóa án tích hay chưa) như đăng ký hành nghề, xin nuôi con nuôi, xuất cảnh, du học v.v…như vậy nếu một lý lịch có án tích thì gây không ít khó khăn cho người mang nó, mà như tác giả đã nói, với nhóm tội phạm trên nếu vẫn có án tích thì chế tài này đã quá nghiêm khắc. Do vậy, việc thêm nhóm tội phạm trên bên cạnh người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích – lý lịch tư pháp “sạch”- là một bước tiến trong việc đẩy mạnh tính giáo dục, hỗ trợ những người đã từng lầm lỡ hòa nhập xã hội một cách tích cực, hiệu quả.

 


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)