Điều 74. Áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Điều 74. Áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội


 

Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này. 

Bình Luận

Như đã nêu tại một số Chương trước, hiện nay đối tượng chịu trách nhiệm hình sự không chỉ dừng lại ở chủ thể là cá nhân người phạm tội mà nay còn được mở rộng sang đối tượng khác là pháp nhân thương mại và đây là một chủ thể đặc biệt, chính vì vậy mà pháp luật hình sự hiện hành đã dành ra một Chương cụ thể để thể chế hóa các qui định áp dụng. Vì là lần đầu tiên ban hành khuôn khổ hình sự hóa một số hành vi của pháp nhân thương mại nên việc thiếu xót hay chưa phù hợp của các qui định là điều không tránh khỏi, nên rất cần sự chung tay, chung sức của các học giả, nhà nghiên cứu cùng với thực tế áp dụng để chỉ ra các điểm bất cập và từ đó có sự hiệu chỉnh một cách đúng đắn và chính xác. Trong nhiệm vụ chung, cũng như nhằm cụ thể hóa, phân tích, bình luận các qui định liên quan đến pháp nhân thương mại, tác giả sẽ giúp quý bạn đọc có cái nhìn chi tiết hơn về đối tượng mới mẻ này của luật hình sự.

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm pháp nhân là gì? Và Pháp nhân thương mại được hiểu như thế nào. Theo qui định tại khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 đã qui định điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi và chỉ khi hội tụ đầy đủ các yếu tố sau đây:

Được thành lập theo qui định của Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan.

Có cơ cấu tổ chức theo Điều 83 Bộ luật dân sự.

Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Bên cạnh đó, Pháp nhân được phân thành hai loại hình khác nhau là pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại. Tuy nhiên chỉ có pháp nhân thương mại mới là chủ thể của pháp luật hình sự, đây là chủ thể với đặc điểm có mục tiêu chính là tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận đó sẽ được chia cho các thành viên trên cơ sở tỷ lệ góp vốn, cổ phần hoặc bên cạnh một tiêu chí khác nếu có. Việc chỉ qui định pháp nhân thương mại mới là chủ thể của luật hình sự xuất phát từ chính mục tiêu hoạt động của loại hình pháp nhân này. Pháp nhân này ra đời với mục đích cuối cùng là tạo ra lợi nhuận cho các thành viên - đối tượng đã tạo lập ra nó và trên thực tế, vì lợi nhuận mà không ít pháp nhân đã thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật để lại những hậu quả nghiêm trọng. Trên cơ sở thực tế và yêu cầu cấp bách cần có một cơ chế đặc biệt để xử lý một chủ thể mà trong suốt thời gian qua dường như pháp luật đã lãng quên vấn đề hình sự hóa hành vi của nó, trong lần sửa đổi, hiệu chỉnh Pháp luật hình sự lần này, các nhà lập pháp đã đưa pháp nhân thương mại thành chủ thể xem xét trách nhiệm hình sự nhằm tạo ra một cơ chế xử lý nghiêm khắc, có hiệu quả trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm.

Việc hình sự hóa hành vi của pháp nhân thương mại chỉ dừng lại ở những hành vi được qui định tại Bộ luật này. Các hành vi vi phạm khác nếu có chỉ xử lý trách nhiệm hành chính hoặc dân sự.


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155 - 0983017755
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)