Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155 - 0983017755
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về Án treo.
Điều 65 Quy định về Án treo như sau:
1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.
4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
1. Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
2. Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.
3. Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách.
4. Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
5. Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
6. Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP quy định những trường hợp được xem xét cho hưởng án treo và những trường hợp không được hưởng án treo như sau:
1. Điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo:
Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.
Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.
Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
2. Những trường hợp không cho hưởng án treo:
Bình Luận
Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.
Hiện nay, đối tượng chịu trách nhiệm hình sự không chỉ dừng lại ở cá nhân người phạm tội mà pháp luật còn mở rộng đối với đối tượng là pháp nhân thương mại. Tuy nhiên theo qui định tại Điều này thì Án treo chỉ áp dụng đối với người phạm tội, do vậy có thể gọi đây là một qui định có tính đặc biệt. Để hiểu hết được các qui định liên quan, thì trước tiên chúng ta cần có cách nhìn nhận đúng về án treo, vậy án treo là gì? có quan điểm cho rằng án treo là một loại hình phạt được pháp luật hình sự qui định. Nhưng xem xét qui định tại Điều 32 về các hình phạt đối với người phạm tội thì chúng ta có thể nhận thấy, án treo không phải là một trong những hình phạt được qui định tại Điều này kể cả là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung. Vì vậy, hoàn toàn không có cơ sở để nói án treo là một loại hình phạt. Xét về đặc điểm thì án treo được hình thành, áp dụng trên cơ sở hình phạt tù có thời hạn mà cụ thể là hình phạt tù có thời hạn không quá 03 năm. Pháp luật cũng đã thể hiện rõ khi người phạm tội bị kết án tù có thời hạn không quá 03 năm và đáp ứng thêm một số điều kiện luật định thì không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù. Như vậy, án treo được hiểu là người bị kết án không phải ngồi tù, được ra ngoài xã hội và từ treo ở đây có thể được hiểu là “treo” hình phạt tù đã tuyên, khi người bị kết án không đáp ứng được các điều kiện luật hình thì họ bắt buộc phải chấp hành hình phạt tù đã treo trước đó. Có thể hiểu, việc hưởng án treo của một người hoàn toàn không giải phóng họ khỏi trách nhiệm đối với bản án đã tuyên. Đồng thời án treo còn được cắt nghĩa là qui định cho người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.
Về điều kiện để người bị kết án được xem xét hưởng án treo khi thỏa mãn đồng thời các yếu tố sau:
1. Tuy không phải chấp hành hình phạt tù nhưng người hưởng án treo vẫn phải chấp hành các nghĩa vụ khác được qui định. Việc thực hiện các nghĩa vụ này được giám sát bởi chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc bởi cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Bên cạnh trách nhiệm của các cơ quan ban ngành thì gia đình cũng có vai trò cũng như nghĩa vụ quan trọng trong việc phối hợp giám sát, giáo dục người phạm tội.
2. Việc được chuyển từ hình phạt tù có thời hạn sang hưởng án treo đã thể hiện một cách đầy đủ nhất chính sách nhân đạo đối với người phạm tội, tuy nhiên người hưởng án treo khi cải tạo tốt và chấp hành được một phần hai thời gian thử thách thì vẫn có thể được xem xét rút ngắn thời gian này sau khi có đề nghị của cơ quan, tổ chức ban ngành có trách nhiệm giám sát, giao dục, Tòa án xem xét rút ngắn thời gian thử thách này. Tuy nhiên nếu trong thời gian thử thách mà người phạm tội cố ý vi phạm một trong các nghĩa vụ được nêu tại Luật thi hành án hình sự từ hai lần trở lên thì Tòa án hoàn toàn có quyền xem xét buộc họ phải chấp hành hình phạt tù đã tuyên trước đó. Nếu có hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo qui định của Bộ luật hình sự thì người bị kết án phải chấp hành cả hai bản án, một bản án cho hưởng án treo trước đó và một bản án đã tuyên theo hành vi phạm tội mới. Việc chấp hành hình phạt được dựa trên hình phạt chung đã tổng hợp.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí