Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155 - 0983017755
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Điều 64. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt
Người bị kết án có lý do đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì Tòa án có thể xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quy định tại Điều 63 của Bộ luật này.
Bình luận
Điều 63 là qui định các trường hợp được giảm thời hạn chấp hành hình phạt chung được áp dụng cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, bên cạnh đó pháp luật cũng dự liệu thêm một số trường hợp đặc biệt để xem xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt cho người phạm tội như lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo. Khái niệm, khía cạnh nào để đánh giá vấn đề lập công của người phạm tội thì chúng ta đã đề cập tại các điều luật nêu trên. Về trường hợp người bị kết án đã quá già yếu thì cần xem xét, đánh giá như thế nào vì hiện nay không có một văn bản hướng dẫn thống nhất cách hiểu người quá già yếu, trong khi đó đây lại là trường hợp để xem xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt cho người phạm tội. Liệu khái niệm người quá già yếu có tương đồng với khái niệm người cao tuổi hay không? Theo qui định tại Điều 2 Luật người cao tuổi năm 2009 thì người cao tuổi được hiểu là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên. Tuy nhiên trong nội hàm khái niệm “người quá già yếu” có hai yếu tố cần phải được xem xét là “già” và “yếu”. Do vậy việc đánh đồng khái niệm người cao tuổi với người quá già yếu là hoàn toàn không phù hợp, bởi lẽ theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 thì khái niệm người già được xác định là người từ 70 tuổi trở lên. Trong khi khái niệm người cao tuổi chỉ áp dụng chung cho tất cả những ai đã qua khỏi độ tuổi lao động và đây là giai đoạn họ bắt đầu được hưởng các chính sách an sinh xã hội. Chính vì vậy, nếu đem áp khái niệm người già để trở thành đối tượng được giảm thời hạn chấp hành hình phạt cũng không thỏa đáng các yêu cầu luật định, đối tượng không chỉ đáp ứng về độ tuổi để được xem là “già” thì bên cạnh đó còn phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe để được xem là “yếu”.
Về mắc bệnh hiểm nghèo: đã được lập luận tại các Điều luật nêu trên, tựu chung lại việc mắc bện hiểm nghèo hay sức khỏe yếu được biểu hiện ở một hành vi mà các nhà làm luật hướng đến là khả năng gây nguy hiểm cho xã hội của các đối tượng này không còn nữa.
Việc xem xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt không chỉ đặc biệt ở chủ thể được áp dụng hay nói cách khác là điều kiện mà chủ thể phải đáp ứng thì điều kiện về thời hạn cũng có những ưu đãi hơn so với trường hợp thông thường tại Điều 63. Họ có thể không phải đáp ứng về thời hạn chấp hành hình phạt tối thiểu để được xem xét giảm giảm hình phạt, cũng không phải đảm bảo thời hạn thực tế chấp hành khi xem xét giảm nhiều lần. Tuy nhiên việc giảm sớm hơn bao nhiêu, mức cao hơn bao nhiêu thì pháp luật không nêu cụ thể, vấn đề này sẽ do Cơ quan có thẩm quyền căn cứ trên tình hình thực tế, tổng hợp của nhiều yếu tố mà quyết định cho hợp tình hợp lý.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí