Điều 18. Che giấu tội phạm

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Điều 18. Che giấu tội phạm


1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.

2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

Bình Luận

Che dấu tội phạm có được xem là đồng phạm hay không? Xem xét qui định tại Điều 17 về đồng phạm và các yếu tố cấu thành đồng phạm, chúng ta đã được hiểu rõ các dấu hiệu của nó. Tuy nhiên đối với hành vi che dấu tội phạm có sự khác biệt cơ bản ở những đặc điểm sau:

- Chủ thể: Người từ đủ 16 tuổi trở lên trừ đối tượng che dấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì không phải chịu trách nhiện hình sự, đây là các đối tượng có mối quan hệ mật thiết với người phạm tội về huyết thống, hôn nhân mà pháp luật hình sự đã loại họ ra khỏi chủ thể của tội danh này. Việc loại bỏ xuất phát từ văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng qui định tại Điều 389 thì các chủ thể đặc biệt này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự mà không có bất kỳ sự ngoại lệ nào.

- Sau khi một tội phạm khác đã hoàn thành: có sự tách biệt rõ ràng giữa các tội danh với các chủ thể độc lập. Đây chính là đặc điểm để phân biệt sự khác nhau giữa hành vi che dấu tội phạm và đồng phạm. Người phạm tội sau khi biết được một tội phạm đã được thực hiện, thay vì tố giác thì họ lại thực hiện các hành vi với mục đích nhằm che dấu tội phạm. Đây chính là sự giúp sức để một tội phạm né tránh việc bị phát hiện và xử lý theo qui định của pháp luật và tất nhiên việc giúp sức này không phải xuất phát do sự hứa hẹn trước đó mà nó chỉ xuất hiện vào thời điểm tội phạm đã được thực hiện. Nếu có sự hứa hẹn hoặc phân công trước đó thì đây là đồng phạm với vai trò giúp sức của tội phạm đã thực hiện.

- Biểu hiện của hành vi:

+ Che dấu người phạm tội: cho người phạm tội ẩn náu trong nhà mình hoặc một nơi nào khác hoặc biết người phạm tội đang ở đâu nhưng không khai báo và tìm mọi cách che dấu để người khác không biết được.

+ Che dấu dấu vết, tang vật của tội phạm: tương tự việc che dấu người phạm tội thì chủ thể của tội danh này cũng tìm mọi cách để ngăn chặn sự tiếp xúc của đối tượng thứ ba.

+ Cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm: thể hiện ở các hành vi như cố tình cung cấp các thông tin sai sự thật, xóa bỏ dấu vết của tội phạm, tiêu hủy các công cụ, phương tiện tội phạm…

Hành vi đồng phạm của người phạm tội là thể hiện sự xem thường pháp luật, chủ thể của hành vi không đấu tranh chống tội phạm mà lại góp phần che dấu, khuyến khích tội phạm thực hiện trên thực tế. Do vậy phải chịu trách nhiệm hình sự tương thích và một phần răn đe những ai có định ý bao che cho tội phạm.


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)