Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Điều 22. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
Bình luận
Trước tiên cần làm rõ như thế nào là phòng vệ chính đáng theo định nghĩa tại Khoản 1 của Điều luật. Ngay tên của Điều luật cũng đã cho chúng ta thấy rằng có 2 vấn đề lớn ở đây đó là Phòng vệ và Chính đáng. Vì sao nhà làm luật không dùng từ Tự vệ mà là Phòng vệ? Tự vệ có nghĩa là tự bản thân bảo vệ cho chính mình, tự vệ chỉ dùng trong trường hợp bản thân người đang có hành vi chống trả bị xâm phạm. Trong trường hợp lợi ích của người khác bị xâm hại mà một cá nhân nào đó thực hiện hành vi chống trả thì hành vi này không còn được xem là tự vệ nữa mà nó đã chuyển sang phòng vệ (phòng ngừa và bảo vệ), nội hàm của hành vi phòng vệ rộng hơn tự vệ rất nhiều. Quyền và lợi ích chính đáng đang bị xâm hại mà nhà làm luật khuyển khích bảo vệ vượt ra ngoài phạm vi của một cá nhân nào đó, nghĩa là pháp luật không chỉ khuyến khích tự bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của mình mà còn khuyến khích bảo vệ quyền và lợi ích của người khác. Vậy nên dùng từ phòng vệ ở đây là chính xác và nội hàm đủ rộng để thể hiện tính mục đích của điều luật.
Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu như thế nào là chính đáng, điều luật không định nghĩa như thế nào là chính đáng mà chỉ mô tả như thế nào là phòng vệ chính đáng. Tách câu chữ ra, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ý chí của nhà làm luật thông qua cách hành văn và có thể hiều chính đáng = cần thiết.Tuy nhiên có một vấn đề rất đáng để chúng ta và những người áp dụng luật pháp phải lưu tâm đó là chính đáng và cần thiết đều là những yếu tố mang tính chất định tính, nó phụ thuộc rất lớn vào ý chỉ chủ quan của người nhận diện và đánh giá tình huống. Có thể theo người có hành vi chống trả thì cho rằng nó cần thiết nhưng người bị chống trả và cơ quan xét xử không cho là như vậy và ngược lại.
Khoản 2 quy định thêm 2 yếu tố, tạm gọi là 2 căn cứ để góp phần “định lượng” được sự cần thiết đó là căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi thì phần nào chúng ta có thể xác định được dựa vào phân loại tội phạm (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng). Việc này giúp cho việc định tính sự cần thiết trở nên giảm định tính hơn nhưng không thể giải quyết triệt để vấn đề. Do vậy nhà làm luật đã rất cẩn trọng và quy định trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là “rõ ràng” vượt quá mức cần thiết. Nghĩa là việc nhận thấy sự quá mức đó rất dễ nhận ra và tuyệt đại đa số đều thấy được điều đó.
Thoáng nhìn chung ta sẽ cảm nhận rằng Khoản 1 và Khoản 2 bổ trợ cho nhau (nếu không thuộc Khoản 1 thì thuộc Khoản 2 và ngược lại). Tuy vậy phân tích kỹ chúng ta sẽ thấy có một phần khá nhập nhằng ở 2 Khoản này
Khoản 1:…một cách cần thiết…
Khoản 2:…rõ ràng quá mức cần thiết…
Như vậy đối với trường hợp vượt quá mức cần thiết nhưng chưa đến mức rõ ràng (dễ dàng) nhận ra thì sẽ áp dụng Khoản 1 hay Khoản 2, bởi lẽ ranh giới giữa phạm tội trong lúc này là rất mong manh.Và theo quan điểm của tác giả trong trường hợp này chúng ta sẽ áp dụng Khoản 1 theo nguyên tắc có lợi hơn cho người phạm tôi. Nghĩa là cơ quan công tố buộc tội phải có nghĩa vụ chứng minh sự rõ ràng quá mức cần thiết này, nếu không chứng minh được thì bắt buộc phải hiểu người có hành vi chống trả đã chống trả một cách cần thiết.
Một vấn đề nữa cũng cần phải chú ý đó là đối tượng chịu tác động phải là người đang có hành vi xâm phạm.Đây không phải là sự cẩn thận quá thừa của nhà lập pháp khi ai cũng biết rằng chống trả thì đương nhiên là chống trả lại người đang thực hiện hành vi vi phạm. Tuy nhiên trong thực tế hành vi chống trả này có thể ảnh hưởng đến nhiều người khi sử dụng công cụ, phương thức có phạm vi tác động rộng, hoặc có thể chống trả nhầm đối tượng
Ví dụ 1: Vì muốn chống trả lại người đang hiếp dâm mình, C đã thực hiện hành vi xả bình khí độc ngay cạnh đó và cách làm này đã gây thương vong nghiêm trọng cho một số người khu vực xung quanh. Hành vi chống trả này đã vượt ra ngoài chủ thể thực hiện hành vi xâm hại, đã gây phương hại đến các chủ thể khác.
Ví dụ 2: Thấy D đang bị bọn cướp tấn công bằng dao và không có khả năng chống trả, E đã rút súng nhằm vào bọn cướp mà bắn, tuy nhiên do trong bối cảnh hoản loạn, E đã bắn đúng vào D gây tử vong tại chỗ. Trường hợp này E đã không chống trả lại người đang xâm hại mà đã chống trả nhầm vào nạn nhân bị xâm hại do đó không thỏa mãn điều kiện phòng vệ chính đáng.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí