Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155 - 0983017755
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Điều 20. Sự kiện bất ngờ
Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Bình luận
Trong Điều luật này chính mặt khách quan đã không được thỏa mãn. Cụ thể mặt khách quan bao gồm các yếu tố: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của hành vi nguy hiểm đó và mối quan hệ nhân quả giữa chúng... Trong đó, hành vi nguy hiểm là bắt buộc phải có ở tất cả các loại tội phạm.
Điều luật này có thể được phân tích như sau để dễ dàng nắm bắt nội dung hơn:
Điều kiện giả định bao gồm:(1) hành vi gây hậu quả nguy hại + (2) không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả
Hệ quả: Không phải chịu trách nhiệm hình sự
Phần hệ quả đã quá rõ ràng nên sau đây tác giả chỉ tập trung phân tích (1) (2)
(1) Hành vi gây hậu quả nguy hại
Lưu ý rằng đây là hành vi gây hậu quả nguy hại chứ không phải là hành vi nguy hiểm như trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Tác giả nhấn mạnh nội dung này vì bản chất của chúng là khác nhau và hậu quả pháp lý cũng vậy. Hành vi gây hậu quả nguy hại, tức nhà làm luật chú trọng và tập trung vào cái hậu quả nguy hại chứ không phải là hành vi. Hành vi gây nguy hại có thể là những hành vi hợp pháp hoặc hành vi bất hợp pháp. Nghe có vẻ phi lý vì sao hành vi hợp pháp nhưng lại có thể gây nguy hại được và sự kiện bất ngờ là một minh chứng rõ ràng nhất.
Ví dụ: A đang lưu thông trên đường đúng quy định của pháp luật giao thông đường bộ (làn đường, tốc độ di chuyển và các biện pháp an toàn khác…) (hành vi hợp pháp), bỗng nhiên có 1 người xuất hiện đột ngột trước đầu xe với khoảng cách gần đến mức không thể xử lý việc dừng xe, do đó đã tông người này và người này tử vong ngay lập tức (hậu quả nguy hại). Như vậy chúng ta có thể thấy rất rõ người điều khiển phương tiện đã thực hiện một hành vi hợp pháp nhưng lại gây ra một hậu quả nguy hại cho xã hội.
Như vậy một câu hỏi đặt ra nếu hành vi đó phạm pháp gây hậu quả nguy hại và thỏa mãn điều kiện (2) thì có loại trừ trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi hay không? Câu trả lời là không. Bởi lẽ, không có hành vi phạm pháp luật hình sự nào mà chủ thể đó không nhận thấy trước được hậu quả có thể xảy ra và pháp luật cũng không bắt buộc họ phải nhìn thấy trước, bản chất của hành vi vi phạm đã hàm chứa trong nó về một hậu quả nguy hại cho xã hội. Vì thế có thể hiểu hành vi trong trường hợp trên là hành vi hợp pháp.
(2)Không thể thấy trước hậu quả hoặc không bắt buộc phải nhìn thấy trước hậu quả. Vẫn với ví dụ trên, chúng ta thấy rằng việc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đúng với các quy định của pháp luật giao thông thì không có lý do gì để anh ta có thể thấy hậu quả của việc chết người xảy ra từ việc lái xe đúng quy định của mình và pháp luật cũng không bắt buộc anh ta phải thấy, lường trước hậu quả có một người nào đó lại bỗng nhiên xuất hiện trước đầu xe để rồi gây ra hậu quả chết người.
Phân tích thêm một chút để chúng ta hiểu thêm về trường hợp pháp luật bắt buộc phải nhìn thấy trước hậu quả:
Trong một số trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng ý chí chủ quan của người đó không nhận thấy trước hậu quả có thể xảy ra từ hành vi nguy hiểm của mình. Ví dụ: B giăng bẫy điện dân dụng để diệt chuột tại nơi đông dân cư qua lại thường xuyên. Trong trường hợp này có thể B không thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra khi bị giật điện nhưng pháp luật bắt buộc B phải thấy được điều này. Nếu hậu quả chết người xảy ra thì đã thỏa mãn yếu tố mặt khách quan (hành vi nguy hiểm), nếu thỏa mãn các yếu tố cầu thành còn lại thì B phải chịu trách nhiệm hình sự của hành vi giăng điện bẫy chuột này.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí