Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự


Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Bình luận

Điều luật trên được trình bày giản tiện lại để dễ phân tích:

Điều kiện giả định:(1) Hành vi nguy hiểm cho xã hội  +(2) mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác =>(3) làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi

Hậu quả:Không phải chịu trách nhiệm hình sự

Dễ dàng để nhận thấy đây là trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự do không thỏa mãn được yếu tố mặt chủ thể trong cấu thành tội phạm. Cụ thể là chủ thể đã không đáp ứng được điều kiện “..do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện…”. Cụ thể:

(1) Hành vi nguy hiểm cho xã hội: Hành vi nguy hiểm ở đây được hiểu là những hành vi có thể hoặc đã gây tổn hại đến các mối quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. Nói cách khác, hành vi đó phải là hành vi thuộc mặt khách quan của ít nhất một tội được quy định cụ thể trong Bộ Luật này. Đây là tiền đề để dẫn nhập vào các nội dung sau, bản thân nó không có giá trị trong việc có loại trừ trách nhiệm hình sự của chủ thể thực hiện hành vi hay không và dấu hiệu hành vi khách quan này không phải là mấu chốt của vấn đề.

(2)Trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác: Đầu tiên cần phải chú ý đến cụm “trong khi đang”. Trước tiên cần xác định như thế nào là đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác. Cơ sở nào để xác định một ai đó có đang mắc bệnh tâm thần hay không? Có 2 trường hợp có thể xảy ra

Trường hợp 1: Người đó đã có Giấy xác nhận của cơ quan Y tế có thẩm quyền về bệnh tâm thần đang mắc phải và (hoặc) tuyên bố mất năng lực hành vi của Tòa án.

Trường hợp 2: Chưa có bất kỳ một giấy tờ nào từ cơ quan có thầm quyền chứng minh tình trạng bệnh lý của người thực hiện hành vi.

Trường hợp 1 thông thường sẽ rất dễ dàng trong việc xác định người đó có bị mắc bệnh tâm thần hay không, tuy nhiên trong trường hợp 2 thì việc này sẽ trở nên khó khăn hơn khi phải tiến hành việc giám định bệnh tâm thần sau khi hành vi đã được thực hiện trong thực tế. Và cái khó khăn nhất là làm rõ được 2 chữ “trong khi”. Ngành Y học đã chứng minh có một số bệnh tâm thần mà biểu hiện của bệnh lý không diễn ra một cách liên tục, cái mà nhân gian hay gọi 3 hồi tỉnh 3 hồi say nghĩa là mặc dù bị mắc bệnh nhưng tỉnh thoảng họ vẫn tỉnh táo nhận thức một cách bình thường. Đối chiếu theo đúng quy định của điều luật trong trường hợp đó họ sẽ không được loại trừ trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên thực tế để xác định việc có loại trừ hay không trong những trường hợp này rất khó khăn. Và điều luật này cũng nhiều lần bị lợi dụng nhằm trốn tránh trách nhiệm bằng cách xin giấy chứng nhận bị bệnh tâm thần mà báo chí hay gọi là kim bài miễn tử.

(3)Làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi:mục (2) chỉ là điều kiện cần mà thôi, để đảm bảo điều kiện đủ, bệnh tâm thần hay bệnh khác nào đó phải  dẫn đến mất khả năng nhận thức (không thể biết được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội) hoặc mất khả năng điều khiển hành vi (vẫn ý thức được nhưng không thể điều khiển được do bệnh lý – thông thường là các bệnh liên quan đến hệ thần kinh vận động). Lưu ý ở đây là mất chứ không phải là hạn chế, nghĩa là trường hợp hạn chế khả năng nhận thức và hạn chế khả năng điều khiển hành vi thì vẫn không thuộc trường hợp được loại trừ theo quy định tại điều luật này mà hạn chế đó có thể được dùng làm căn cứ để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. 


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)